Vĩnh Phúc: Xử lý rác thải sinh hoạt vẫn còn nhiều khó khăn

Thứ tư, 13/03/2019, 21:25 GMT+7

Rác thải hiện đang là nỗi lo chung của các vùng, miền trong cả nước. Tại Vĩnh Phúc, việc phát triển mạnh mẽ các khu đô thị, các ngành nghề sản xuất trong thời gian qua đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhưng cũng làm phát sinh lượng rác thải lớn. Công tác xử lý rác thải mặc dù đã được tỉnh quan tâm nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, cần sự vào cuộc tích cực của cả cộng đồng.


Tình trạng quá tải rác thải sinh hoạt vẫn diễn ra tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.

Theo thống kê, lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện khoảng 830 tấn/ngày. Trong đó khu vực đô thị khoảng 180 tấn/ngày, khu vực nông thôn khoảng 650 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom rác ở đô thị đạt khoảng 92%; khu vực nông thôn đạt khoảng 71%. Hiện nay, rác thải sinh hoạt được xử lý chủ yếu theo hình thức chôn lấp tại các bãi rác tạm ở khu vực nông thôn.

Thực hiện Đề án hỗ trợ bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2011 - 2015, Chỉ thị 08/CT-UBND ngày 21/4/2016 và Kế hoạch 2903/KH-UBND ngày 12/5/2016 của UBND tỉnh, đến nay, 100% các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh có bãi rác tập trung và có đội ngũ thu gom, xử lý rác thải (Hợp tác xã dịch vụ vệ sinh môi trường), các đơn vị này hoạt động thu gom với tần suất từ 2 - 3 lần/tuần. 100% xã, phường, thị trấn đã thành lập Ban chỉ đạo vệ sinh môi trường và quản lý chất thải rắn trên địa bàn.

Hiện nay, nhiều bãi rác thải trên địa bàn tỉnh đang trong tình trạng quá tải; việc mở rộng hoặc tìm địa điểm chôn lấp mới gặp nhiều khó khăn do thiếu quỹ đất, thiếu kinh phí đầu tư và sự không đồng thuận của người dân địa phương.

Trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số bãi chôn lấp rác được hình thành theo kiểu tự phát, chưa được quy hoạch, không đạt các tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật do Bộ Xây dựng ban hành. Các bãi rác không có hệ thống phân loại, tái chế; không có hệ thống lót đáy, hệ thống xử lý nước rác; hệ thống thoát khí cũng không có lớp phủ. Một số bãi rác dùng vôi bột trộn đất để phủ nhưng không đạt yêu cầu chất lượng.

Mặt khác, khoảng cách các bãi chôn lấp này không đảm bảo cách ly với khu dân cư, vì vậy, gây ô nhiễm môi trường nước, không khí cho các khu dân cư sinh sống xung quanh.

Điển hình những bãi tập kết rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn như: Bãi tập kết rác xã Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường; bãi tập kết rác ở phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên, bãi tập kết rác tại xã Trung Kiên (Yên Lạc)…

Với sự vào cuộc tích cực của các cấp chính quyền cũng phần nào giải quyết được các vấn đề về rác thải và nâng cao ý thức của người dân. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất để bảo vệ môi trường hiện nay vẫn là ý thức của người dân. Ở khu vực nông thôn, ý thức, thói quen sinh sống của người dân còn lạc hậu, tập quán chăn nuôi, sản xuất nhỏ lẻ, tự do, tùy tiện còn phổ biến. Thói quen đổ rác thải, xác động vật chết bừa bãi ven đường làng, bờ sông, ao, hồ, kênh, mương đã ăn sâu vào trong lối sống của một bộ phận người dân và rất khó để thay đổi.

Mặt khác, nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của một số cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở, đặc biệt là cấp xã còn nhiều hạn chế, chưa thực sự vào cuộc quyết liệt, còn có tư tưởng trông chờ, ý lại, cho đây là trách nhiệm của cấp trên và ngành Tài nguyên và môi trường.

Việc lựa chọn địa điểm để triển khai đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý rác thải sinh hoạt (bãi chôn lấp hoặc lò đốt rác thải) gặp nhiều khó khăn do không nhận được sự đồng thuận của người dân khu vực. Bên cạnh đó, việc mở rộng hoặc tìm địa điểm mới để tập kết, chôn lấp tạm tại các bãi rác của các địa phương không thể thực hiện được do không còn quỹ đất, trong khi các bãi rác hiện có đã quá tải.


Hải Âu / baoxaydung.com.vn
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet