Văn hóa chung cư còn nhiều bất cập

Thứ ba, 25/12/2018, 15:49 GMT+7

(Xây dựng) - Những năm gần đây, tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã xuất hiện hàng trăm khu chung cư mới được xây dựng, kéo theo một số lượng không nhỏ cộng đồng dân cư về ở. Với lối sống sinh hoạt muôn hình vạn trạng, hầu hết các khu chung cư này không tránh khỏi nhiều bất cập do một bộ phận người dân có văn hóa ứng xử thấp, chưa có ý thức tôn trọng không gian chung. Kèm theo đó là mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và cư dân về quyền lợi sở hữu chung riêng, phí bảo trì, thành lập ban quản trị nhà chung cư… là những vấn đề nóng cần được giải quyết, tháo gỡ.

Các tòa nhà chung cư trên địa bàn Hà Nội hiện nay vẫn còn vướng phải một số vấn đề bất cập, mâu thuẫn liên quan tới lợi ích, chủ yếu là giữa chủ đầu tư – người dân, người dân – ban quản trị và giữa ban quản trị với chủ đầu tư về phí bảo trì 2%, sở hữu diện tích chung, riêng…

Trên thực tế, việc sống ở chung cư có thể nói là một lối sống phù hợp với xu hướng phát triển của quá trình đô thị hóa hiện nay, đặc biệt là với những cặp vợ chồng trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà tại các tòa chung cư mang lại, thì nếp sống, các tiện ích ấy vẫn còn nhiều bất cập, bởi ở đó mỗi hộ dân, mỗi khu chung cư hoạt động theo kiểu mỗi người một phách, mạnh ai nấy làm.

Nhiều người chưa ý thức tôn trọng không gian chung, sử dụng không gian chung bừa bãi, nhất là một số gia đình mới chuyển từ nông thôn ra đô thị sống tại các chung cư mới.

Chị Mai - Tòa Nam Rice City Tây Nam Linh Đàm (quận Hoàng Mai) cho biết: “Khu dân cư của chúng tôi có tính chất kết nối cộng đồng cao. Chúng tôi vẫn thường sang nhà nhau chơi, nhưng một số người lại ý thức rất kém, vứt rác bừa bãi, văng tục, thậm chí còn nuôi chó mèo thả rông. Rồi nhiều bà trông cháu giữ cửa thang máy, ấn đi lên đi xuống liên tục để cho cháu ăn… khiến nhiều người rất khó chịu. Có nhắc họ nhưng không ăn thua, đâu vẫn hoàn đấy”.

Chưa kể, một số khu chung cư có mật độ dân cư cao, có nhiều hộ dân vô tư vứt đồ từ trên cao xuống gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông bên dưới, rồi hàng quán bán tràn lan, lộn xộn, mất trật tự an ninh khu vực. Cuộc sống càng phát triển hơn thì ứng xử với nhau dường không được như trước đây, có phần đi xuống...

Liên quan đến vấn đề trên, GS Đặng Hùng Võ cho rằng: “Đô thị hóa trong phát triển nhà ở sẽ là xu hướng tương lai mà chúng ta cần hướng tới. Tuy nhiên, hiện chúng ta quá tập trung vào pháp luật mà quên đi thiết chế văn hóa cần xây dựng tại các khu chung cư. Nếu không tập trung vào văn hóa thì chắc chắn thời gian tới chúng ta sẽ có nhiều cái hẫng hụt trong vấn đề ứng xử văn hóa, nhất là hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ sống trong các khu dân cư”.

Thống kê từ Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Hà Nội đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 745 tòa nhà chung cư thương mại, trong đó có 137 nhà chung cư xây dựng trước Luật Nhà ở năm 2005. Từ nay tới 2020, dự kiến Hà Nội sẽ có 181 dự án với tổng diện tích 1,2 triệu m².

Trong những năm vừa qua, Hà Nội liên tiếp ban hành các chương trình về ứng xử, văn hóa, văn minh thanh lịch đô thị cũng như ban hành 2 bộ quy tắc ứng xử văn hóa thanh lịch, tuy nhiên bên cạnh việc hoàn thiện dần dần các văn bản pháp luật về quản lý chung cư, các tòa nhà chung cư trên địa bàn Hà Nội hiện nay vẫn còn vướng phải một số vấn đề bất cập, mâu thuẫn liên quan tới lợi ích, chủ yếu là giữa chủ đầu tư – người dân, người dân – ban quản trị và giữa ban quản trị với chủ đầu tư về phí bảo trì 2%, sở hữu diện tích chung, riêng…

Trong đó, mâu thuẫn chủ yếu là vấn đề bàn giao kinh phí bảo trì đúng quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật, chủ đầu tư khi thực hiện việc bán nhà phải thành lập một tài khoản ngân hàng để giữ kinh phí bảo trì sau đó giao cho ban quản trị chung cư. Nhưng chủ đầu tư không thực hiện đúng quy định của pháp luật, mà sử dụng các diện tích chung cho mục đích riêng.

Mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội vừa công khai các chủ đầu tư, 9 công trình cao tầng chưa bàn giao quỹ bảo trì 2% phần sở hữu nhà chung cư cho Ban quản trị. Trên thực tế, số lượng các dự án đang xảy ra tình trạng này lớn hơn nhiều. Đặc biệt, có những dự án trong danh sách này được bàn giao từ 7 năm nay. Thực tế đây cũng là những tranh chấp dai dẳng, khó giải quyết nhất tại nhiều dự án ở Hà Nội, đặc biệt trong bối cảnh nhiều công trình chung cư đã bàn giao nhiều năm và đang xảy ra tình trạng xuống cấp.

Do đó, các chuyên gia xây dựng, quy hoạch cho rằng, để xây dựng lối sống văn hóa chung cư, trước hết từ khi quy hoạch, chủ đầu tư phải tuân thủ thiết kế, phù hợp với văn hóa, lối sống của tầng lớp khách hàng mục tiêu của mình. Về phía người dân sống trong chung cư cũng phải có ý thức tuân thủ pháp luật, cân nhắc quyền lợi của mình khi làm hợp đồng mua bán với chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan trong việc rà soát sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư, ban quản trị, doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư và chủ sở hữu, chủ sử dụng chung cư…

Linh Đan


baoxaydung.com.vn
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet