Ứng phó với ngập lụt

Thứ ba, 16/04/2019, 16:39 GMT+7

8.000 tỷ đồng là khoản kinh phí kế hoạch giảm ngập mà TP.HCM sẽ đầu tư cho 218 dự án. Với khoản đầu tư này, TP.HCM kỳ vọng tình trạng ngập nước tại trung tâm và 5 lưu vực ngoại vi (Bắc, Tây, Nam và một phần Đông Bắc, Đông Nam) rộng 550km2 với khoảng 6,5 triệu dân sẽ được ưu tiên giải quyết dứt điểm.


Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trước mắt, TP tập trung hoàn thành hai dự án cải tạo hệ thống thoát nước trên đường Mai Thị Lựu (Q.1) và nâng cấp đường Huỳnh Tấn Phát (Q.7); hoàn thành dự án chống ngập do triều cường khu vực trung tâm TP có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (dự án chống ngập 10 nghìn tỷ) để giải quyết 4/9 tuyến đường ngập nước do triều.

Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ các dự án thu gom và xử lý nước thải, TP cũng chốt các thủ tục để thực hiện 4 dự án cải tạo hệ thống thoát nước đường Tân Quý (Q.Tân Phú); đường Bàu Cát, Trương Công Định (Q.Tân Bình); đường Đặng Thị Rành, Dương Văn Cam (Q.Thủ Đức) và đường Lê Đức Thọ (Q.Gò Vấp).

Thực tế cho thấy, ngập lụt đô thị ở TP.HCM đang gia tăng trong những năm gần đây. Các dữ liệu thủy văn chỉ ra rằng, tình trạng gia tăng liên tục của mực nước trên sông Sài Gòn cùng với những trận mưa có vũ lượng lớn xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn, trong khi hệ thống thoát nước và kiểm soát triều vẫn chưa đủ khả năng đáp ứng đã làm cho tình trạng ngập lụt đô thị ở TP.HCM ngày càng trở nên trầm trọng. Hơn 70 vị trí ngập xuất hiện ở TP.HCM sau những cơn mưa có vũ lượng từ 40mm trở lên, ngay cả khi thủy triều đang ở mức thấp, cho thấy dòng chảy tràn đô thị độ mưa lớn, vượt quá khả năng thoát nước của cống, đang là tác nhân gây ngập chủ yếu hiện nay.

Các phân tích về diễn biến đô thị hóa ở TP.HCM đều cho thấy sự biến động rất mạnh trên toàn cục đã có tác động xấu đến tình hình mưa và mực nước trong khu vực. Vì thế, các giải pháp quy hoạch đô thị, giao thông và kiến trúc cần hướng giảm bớt dần tỷ lệ diện tích không thấm nước, tăng khả năng điều tiết tại chỗ, tăng hệ số phản xạ bề mặt, tiết kiệm năng lượng để giảm nhiệt độ đô thị là những giải pháp tích cực giúp ngăn chặn quá trình vũ lượng tăng dần. Việc khôi phục lại các không gian điều tiết nước mưa và lũ là điều cần phải thực hiện càng sớm càng tốt. Ngoài ra, vấn đề kiểm soát việc khai thác nước ngầm cũng như phân tán tải trọng bằng cách hạ thấp chiều cao của các khối nhà cũng góp phần cải thiện tình trạng lún trên diện rộng.

Thêm nữa, việc bao đê quá sớm trên diện rộng về thực chất càng thúc đẩy mạnh hơn các tác động nhân tạo đang làm xấu đi tình trạng ngập lụt đô thị hiện nay ở TP.HCM. Về lâu dài, tác động của hiện tượng mực nước biển dâng cùng với tình trạng lún mặt đất sẽ ngày càng rõ rệt và đòi hỏi các giải pháp tổng hợp để ứng phó. Bằng không, kinh phí lên đến hàng tỷ USD dành cho dự án kiểm soát triều có thể sẽ không mang lại hiệu quả cho việc giảm ngập ở TP.HCM.

Rõ ràng, giải pháp bền vững cho vấn đề ngập lụt ở TP.HCM trước mắt và lâu dài cần phải được tiếp cận theo hướng tổng hợp giữa nhiều yếu tố: Bảo vệ bằng giải pháp công trình; thích nghi và hòa hợp với thiên nhiên; thậm chí, đối với một số khu vực, có thể phải chọn cả giải pháp rút lui để tránh lao vào một cuộc chiến với thiên nhiên mà sẽ không có điểm dừng.


Ngọc Lý / baoxaydung.com.vn
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet