Ứng dụng cảm biến để quan trắc tình trạng sức khỏe của cầu

Thứ tư, 03/10/2018, 23:19 GMT+7
(Xây dựng) – Ngày 2/10 tại Hà Nội, Trường Đại học Xây dựng đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Ứng dụng cảm biến để quan trắc tình trạng sức khỏe của cầu”. TS. ISHIZUKA Takayuki - Giám đốc Cty Tokyo Tech Engineering Solutions diễn giả chính của Hội thảo. Hội thảo có sự góp mặt của các nhà nghiên cứu, chuyên gia cùng đông đảo các thầy cô giáo, sinh viên đến từ các tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam.

(Xây dựng) – Ngày 2/10 tại Hà Nội, Trường Đại học Xây dựng đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Ứng dụng cảm biến để quan trắc tình trạng sức khỏe của cầu”. TS. ISHIZUKA Takayuki - Giám đốc Cty Tokyo Tech Engineering Solutions diễn giả chính của Hội thảo. Hội thảo có sự góp mặt của các nhà nghiên cứu, chuyên gia cùng đông đảo các thầy cô giáo, sinh viên đến từ các tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam.


TS. ISHIZUKA Takayuki trình bày tại Hội thảo về tầm quan trọng của cảm biến trong việc quan trắc tình trạng sức khỏe của cầu.

TS. ISHIZUKA Takayuki là một trong những chuyên gia hàng đầu Nhật Bản về thiết kế cầu. Ông cũng là một chuyên gia về quan trắc tình trạng sức khỏe của cầu (Bridge Health Monitoring, BHM). Ông đã tham gia tư vấn nhiều dự án thiết kế, thi công và phát triển kỹ thuật về kết cấu cầu trên thế giới trong vòng 30 năm qua.

Trình bày tại Hội thảo, TS. ISHIZUKA Takayuki cho biết: Sau thời kỳ đầu tư, phát triển mạnh mẽ cho cơ sở hạ tầng những năm 1965 – 1985, những năm gần đây, Nhật Bản đã chú trọng nhiều hơn đến công tác bảo trì, duy tu các công trình xây dựng, đặc biệt là đảm bảo hoạt động thường xuyên của các cây cầu. Bởi hiện nay, Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như việc xây dựng các công trình dân dụng ngày càng tăng, tình hình kinh tế không có nhiều đột phá về tăng trưởng, sự già hóa dân số, thiên tai… TS. ISHIZUKA nhấn mạnh: Việc ứng dụng cảm biến để quan trắc tình trạng sức khỏe của cầu hoặc đo mức độ mạnh yếu, sức ảnh hưởng của thiên tai… đóng vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế nói chung và ngành Xây dựng nói riêng. Nhằm duy trì việc bảo trì trọn đời cho các công trình xây dựng đồng thời tiết kiệm chi phí, cần đầu tư cho công tác bảo trì ban đầu và thường xuyên trong suốt quá trình sử dụng công trình.

Tại Hội thảo, TS. ISHIZUKA cũng giới thiệu nhiều công cụ cảm biến như cảm biến đo biến dạng, cảm biến gia tốc Accelerometer (gia tốc kế) và cảm biến địa chấn kế Seismometer dùng để đo trọng tải, dao động, độ nghiêng, tốc độ gió, hướng gió, nhiệt độ, lượng mưa, độ rung của mặt đất sinh ra bởi các trận động đất, núi lửa và các chấn động khác.


Cảm biến được cài đặt tại nhiều vị trí của cầu Cần Thơ.

Với kinh nghiệm từng tham gia thiết kế và thẩm tra nhiều dự án quốc tế tại Việt Nam như: Cầu Thanh Trì, cầu Cần Thơ, cầu Nhật Tân, đường cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức – Long Thành... TS. ISHIZUKA nhấn mạnh: Chỉ nên cài đặt những thiết bị theo dõi cần thiết nhất cho các công trình xây dựng để tiết kiệm chi phí cũng như đạt được mục đích kiểm tra thiết kế và lên kế hoạch cụ thể cho việc bảo trì cầu. Hơn nữa, trong quá trình đo gia tốc hoặc đo dao động, cần chú ý việc tách tạp âm ra khỏi bộ ghi dữ liệu để có được số liệu chính xác nhất.

Kết thúc Hội thảo, TS. ISHIZUKA đã giới thiệu về chương trình xúc tiến đổi mới chiến lược xuyên quốc gia SIP (The Cross-ministerial Strategic Innovation Promotion Program) của Chính phủ Nhật Bản. Theo đó, SIP là chương trình nghiên cứu 5 năm, được tài trợ 32.5 tỷ yên/năm (khoảng 325 triệu USD) bắt đầu từ năm 2014 của Chính phủ Nhật với mục tiêu thúc đẩy những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật. Các dự án của SIP thúc đẩy hợp tác nghiên cứu giữa các Bộ, ngành, các đơn vị cơ quan và hợp tác giữa khối doanh nghiệp, trường đại học và cơ quan Nhà nước. SIP giải quyết các vấn đề trong 11 lĩnh vực, trong đó liên quan đến xây dựng là “Khôi phục nhanh sau thảm họa thiên nhiên”, “Đổi mới cấu trúc vật liệu” và “Công nghệ bảo dưỡng, cải tiến và quản lý hạ tầng”.

Hội thảo diễn ra sôi nổi bởi có sự tương tác giữa diễn giả và các thành viên tham gia. Đây là cơ hội tốt cho các chuyên gia Việt Nam có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cũng như kết nối mạng lưới.


TS. ISHIZUKA chụp ảnh lưu niệm với các thầy giáo, sinh viên Trường Đại học Xây dựng.

Huyền Trang


baoxaydung.com.vn
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet