Trà chanh - từ vỉa hè đến thương quyền: “Bình mới, rượu cũ”

Thứ ba, 03/12/2019, 14:10 GMT+7

Sự trở lại rình rang

Thời hoàng kim của trà chanh vỉa hè (còn gọi là chà tranh chém gió) cách đây đã khoảng 6-7 năm. Thời đó, sau khi chiếm lĩnh gần như mọi góc sân, mọi khoảng hè rộng rãi của thành phố, trà tranh bỗng thoái trào rồi bị khai tử vì hàng loạt các bê bối sử dụng phụ gia, hương liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Năm 2013, trong phóng sự “100gram hóa chất cộng hương liệu = 500 lít trà chanh”, Báo Lao Động chỉ rõ những tác hại của thứ nước uống từng rất “hot” này: Vì chạy theo lợi nhuận, không ít cửa hàng trà chanh đã chọn công thức pha chế gồm: Đường hóa học, chất thơm và bột trà.

Theo các chuyên gia sinh hóa, bột trà có thể là loại bột được pha màu, mùi và tạo vị chát để thay cho chất tanin (chất tanin có trong trà nguyên chất, rất tốt cho sức khỏe). 1kg bột này có thể pha với 10 lít nước. Trong khi đó, độ ngọt của đường hóa học lớn gấp 500 đến 600 lần đường thường. Loại đường này không có giá trị dinh dưỡng, không chuyển hóa được, chỉ tạo vị ngọt.

Nếu tiêu thụ một lượng lớn đường hóa học vào người sẽ gây kích thích niêm mạc đường ruột, rối loạn tiêu hóa, hại thận. Đặc biệt, mùi chanh trong mỗi cốc trà còn có thể được tạo ra từ loại hương liệu công nghiệp dùng để chế tạo nước rửa bát, xà phòng…

Khoảng vài ba tháng trở lại đây, thức uống bình dân này “tái sinh” hết sức mạnh mẽ không chỉ tại Hà Nội mà còn tại nhiều tỉnh thành khác với trên dưới 10 thương hiệu trà chanh lớn, phần đa hoạt động theo mô hình chuỗi. Lần này, các ly trà chanh được gắn thương hiệu, vận hành với sự đầu tư bài bản và quy mô rộng rãi nhưng vẫn chỉ có giá từ 10 - 15 nghìn đồng và vẫn sử dụng lợi thế là bán tại vỉa hè.

Tại các quán trà chanh phiên bản nâng cấp, thực đơn đồ uống đa dạng hơn vì được biến tấu với nhiều nguyên liệu mới như trân châu, nha đam hoặc đào giòn thay vì công thức đơn giản gồm nước trà, chanh tươi, đường và đá lạnh như trước đây.

Trà chanh - từ vỉa hè đến thương quyền: “Bình mới, rượu cũ” - Ảnh 1.

Một quán trà chanh theo mô hình nhượng quyền tại Hà Nội. Ảnh: P.V

Lợi nhuận “trên trời”

Trong vai nhà đầu tư có nhu cầu kinh doanh, chúng tôi tìm đến T - đại diện của chuỗi phân phối thương hiệu “Tiệm trà chanh” khá lớn. Được biết, thương hiệu này đang có tới 14 chi nhánh tại Hà Nội và một số tỉnh thành.

T cho hay, số vốn ban đầu để mở một cửa hàng khoảng từ 150 - 250 triệu đồng bao gồm tiền thuê mặt bằng và đầu tư vật dụng, nguyên liệu. Nếu so sánh với việc vận hành một quán cà phê hay trà sữa cao cấp, thì “Tiệm trà chanh” có mức chi phí đầu tư chỉ bằng một nửa nhưng hiệu quả thì rất cao. Điều tối quan trọng vẫn là địa điểm tại khu vực đông dân cư và có một vỉa hè đủ rộng.

“Sau khi chuyển giao xong mình có thể tự vận hành quán mà không cần hỗ trợ nữa. Từ công thức pha chế, phương thức kinh doanh, nghiệp vụ kế toán, thu ngân đều đã có hết, mình chỉ việc vận hành theo đúng hướng dẫn”, T cho biết.

Khi được hỏi về mức sinh lời từ việc đầu tư vào cửa hàng, người đại diện nhượng quyền này cho biết, đối với những mặt bằng nhỏ hẹp khoảng 50m2 mức thuê 20 triệu/tháng thì doanh thu trung bình đạt 7 - 8 triệu đồng/ngày. Tuy nhiên, với các mặt bằng lớn, có vỉa hè rộng rãi doanh thu có thể lên tới 20 triệu đồng/ngày nhưng chi phí mặt bằng lên tới 70 - 80 triệu đồng/tháng.

T cũng khẳng định, một ly trà chanh thương hiệu khi thành phẩm sẽ có giá dưới 3 nghìn đồng. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu 1 ly trà chanh bán với giá tối thiểu 10 nghìn đồng, chủ cơ sở sẽ có 7 nghìn đồng tiền lãi. Đây cũng là mức lãi được mô tả là siêu lợi nhuận, bởi nó đã trừ đi toàn bộ chi phí nhân công và nguyên liệu.

Người đại diện này cũng khẳng định, để đạt mức lợi nhuận tối đa các cơ sở nên sử dụng ly do bên nhượng quyền cung cấp thay vì nhập riêng, khi đó, giá thành một ly trà chỉ còn khoảng 2 nghìn đồng.

“Việc ủ và hãm trà có thể qua 2 lần nước. Nghĩa là mình dùng nước 2, sẽ lợi hơn là chỉ ủ 1 lần. Điều này tuy có giảm chất lượng của ly trà chanh nhưng việc phân biệt là rất khó. Em đảm bảo sẽ giảm kịch sàn chi phí”, người đại diện tỉ mỉ hướng dẫn.

Tham gia làm việc tại một cơ sở “Tiệm trà Chanh” trên đường Hoàng Quốc Việt (Hà Nội), PV Lao Động được các nhân viên của cửa hàng này hướng dẫn tỉ mỉ quy trình chế biến đồ uống, cung cấp công thức. Theo đó, mỗi ly trà chanh sử dụng từ 2 - 5ml nước cốt, 200ml trà, còn lại là đường nước và đá.

Theo tìm hiểu, trên thị trường tại các chợ đầu mối, chanh bán với giá khoảng 25.000 đồng đến 30.000 đồng/kg tùy số lượng mua. Còn đường là đường nước từ các thùng inox đã qua điều chế, có khối lượng đóng gói 25kg. Chỉ cần một thùng đường này, có thể phục vụ chế bến ra hàng trăm cốc trà chanh hay các loại đồ uống khác nhau.

Cũng theo một số nhân viên tại cửa hàng, việc bán các loại đồ uống chỉ đảm bảo một phần doanh thu. Các cửa hàng cũng cần quan tâm tới các loại đồ ăn đi kèm để đảm bảo sự đa dạng cho khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên theo quan sát, không phải loại thực phẩm nào ở đây cũng đảm bảo chất lượng như quảng cáo.

Điển hình là các loại đồ ăn kèm theo như khô gà, thịt bò khô, hướng dương, phomai que hay nem rán. Các loại thực phẩm ăn nhanh này không hề có tem nhãn nguồn gốc, xuất xứ và hạn sử dụng.

Theo lời một nhân viên đang làm việc tại cửa hàng “Tiệm trà chanh” nằm trên đường Hoàng Quốc Việt, đa phần khô gà và thịt bò khô ở đây đều được tự tay đóng gói không có nhãn mác. “Nếu như khô gà này làm từ gà công nghiệp thì quá rẻ, chỉ vài chục nghìn/kg. Sau đó chia ra thành nhiều gói, bán mỗi gói trung bình giá 30 nghìn đồng là rất lãi”, nhân viên cho biết.

Theo Long Nguyễn, Tùng Giang

Lao Động


giadinh.net.vn
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet