Quảng Bình: Để vật liệu xây không nung trở thành xu hướng mới

Thứ hai, 25/03/2019, 21:46 GMT+7

Thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây không nung theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, loại vật liệu này đã tạo được chỗ đứng và dần trở thành vật liêu xây chủ lực. Tuy vậy, để đạt mục tiêu đề ra, vẫn cần sự trợ giúp quyết liệt từ chính sách pháp lý, nhận thức của khách hàng, sự đổi mới của doanh nghiệp sản xuất.

Để công trình xây bằng gạch không nung đạt độ ổn định, thợ xây cần nắm vững thao tác xây, trát.

Thay đổi thói quen, tạo ý thức

Chỉ tính riêng về vật liệu xây, nước ta trung bình tiêu thụ mỗi năm hơn 20 tỷ viên cho các công trình. Hiện nay, gạch không nung (GKN) chiếm khoảng 26,5% so với tổng sản lượng vật liệu xây. Mặc dù GKN mang trên mình nhiều ưu điểm và giá thành giảm tới 20% so với gạch đỏ nhưng việc tìm đầu ra cho sản phẩm này và dần thay đổi thói quen sử dụng của người tiêu dùng không hề đơn giản. Trên thực tế, không chỉ các công trình xây dựng dân sinh, ngay cả các công trình xây dựng với quy mô lớn, việc sử dụng GKN cũng chưa phải là sự lựa chọn của những nhà thầu.

Số liệu báo cáo từ Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình cho thấy, tính đến cuối năm 2018, địa phương này có 13 dây chuyền sản xuất gạch xi măng cốt liệu, với tổng công suất khoảng 160 triệu viên/năm. Với năng lực và công suất như vậy, có thể thấy nguồn cung các sản phẩm GKN rất dồi dào, đáp ứng đủ cho nhu cầu xây dựng. Mặc dù tỉnh đã thực hiện các quy định của Luật Xây dựng, Nghị định 46/2015/NĐ-CP và Nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; trong đó có quy định sử dụng vật liệu xây dựng, đặc biệt là vật liệu xây không nung từ khâu thẩm định dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật. Song, thực tế thì việc tiêu thụ và sử dụng GKN còn gặp nhiều hạn chế, chưa như mong đợi.

Nguyên nhân chính khiến GKN tiêu thụ chậm là do người dân vẫn chưa quen với việc sử dụng loại vật liệu này để xây dựng các công trình dân dụng. Ý thức chấp hành đưa tỷ lệ vật liệu xây không nung vào công trình của các chủ đầu tư chưa cao. Hiện chỉ có nhóm công trình sử dụng vốn ngân sách đáp ứng các tiêu chí này. Khi áp dụng GKN vào các công trình dân sinh và công trình Nhà nước hay gặp hiện tượng nứt tường không theo quy luật. Tuy không gây hư hỏng công trình, nhưng ảnh hưởng đến chất lượng, tính thẩm mỹ, gây mất lòng tin với khách hàng. Xét về chi phí xây dựng thì do các dây chuyền sản xuất không phát huy được công suất nên khấu hao lớn dẫn tới giá GKN cao hơn giá gạch nung.

Rào cản từ “nhược điểm”

Việc đánh giá ưu nhược điểm của vật liệu xây không nung, nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt tường không theo quy luật và hướng khắc phục hiện tượng trên được Sở Xây dựng Quảng Bình tiến hành thường xuyên. Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2018, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2019 của ngành Xây dựng Quảng Bình, báo cáo, tham luận từ Phòng Kinh tế - Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố có đề cập đến vấn đề GKN khi thi công bị nứt xiên tường, ảnh hưởng đến chất lượng công trình cũng như giảm lượng tiêu thụ của sản phẩm.

Như trong báo cáo của ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Quảng Trạch trình bày có mục: “Tại địa bàn huyện, khi xây dựng công trình bằng GKN hay gặp hiện tượng nứt nẻ, ngay cả những công trình vừa nghiệm thu xong”.

Ngay sau đó, đã có ý kiến của Giám đốc Sở Xây dựng và lãnh đạo một số phòng chuyên môn trực thuộc Sở về vấn đề này. Theo đó, ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình cho rằng: Thực hiện chủ trương của Chính phủ, tỉnh Quảng Bình đã nỗ lực để phát triển loại vật liệu xây không nung và tăng cường tuyên truyền đẩy mạnh tiêu thụ loại sản phẩm này. Theo báo cáo từ các địa phương thì khi áp dụng GKN vào công trình xây dựng, đã có nhiều thông tin phản ánh về hiện tượng nứt các bức tường.

Từ đó, Sở Xây dựng đã thành lập các đoàn kiểm tra hiện trường, xác định nguyên nhân. Qua kiểm tra cho thấy, có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc nứt tường như chất lượng của GKN chưa thật đồng đều; quá trình tiêu thụ, thi công ở một số công trình không đúng quy trình kỹ thuật đã tạo ra các vết nứt. Để hạn chế vấn đề này, đề nghị Phòng Kinh tế - Hạ tầng các địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát các công trình đang thi công; sớm phát hiện các sai sót trong thiết kế, thi công để điều chỉnh kịp thời…

Thực tế sử dụng dòng sản phẩm vật liệu xây không nung trong thời gian vừa qua, một số nhà thầu thi công công trình dân dụng cho rằng, chất lượng vật liệu xây không nung chưa đồng đều, chưa đáp ứng yêu cầu của nhiều loại công trình và cần có sự đa dạng về mẫu mã, kích cỡ, thậm chí là cả nhược điểm chống thấm để dễ thi công, sử dụng. Về thi công, thợ xây chưa được đào tạo, tập huấn thao tác xây, trát, lắp đặt thiết bị âm tường đối với tường sử dụng GKN. Việc cắt, khoan tường, khối xây để thi công các đường ống điện, nước, hệ thống thông tin còn gặp khó khăn.

Đáng nói nhất là qua phản ánh của các nhà thầu, đơn vị thi công và khảo sát thực tế, hiện tượng nứt tường sau khi trát của tường sử dụng GKN nhiều hơn gạch nung. Vết nứt chủ yếu xuất hiện trong giai đoạn hoàn thiện công trình, theo mạch xây. Tường bao quanh một số công trình có hiện tượng ẩm mốc, thấm nước mưa.

Để vật liệu xây không nung đi vào cuộc sống thì ngoài việc phân loại GKN theo nguyên liệu đầu vào, khả năng chịu lực, chịu nhiệt, trọng lượng thì cần phải tìm hiểu, phân tích thị trường để phân loại đối tượng sử dụng là những ai, loại nào dùng cho công trình nào là phù hợp.


Nhất Linh / baoxaydung.com.vn
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet