Nghị viện châu Âu làm việc với Bình Định để gỡ 'thẻ vàng' hải sản

Thứ tư, 31/10/2018, 22:59 GMT+7

Chiều 31/10, trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam để tìm hiểu và chia sẻ kinh nghiệm kiểm soát đánh bắt cá trái phép, đoàn Ủy ban Nghề cá của Nghị viện châu Âu (EP) gồm 30 thành viên, do nghị sĩ Mato Gabriel dẫn đầu, đã đi kiểm tra và làm việc tại cảng cá Quy Nhơn, công ty cổ phần thủy sản Bình Định và Hiệp hội Cá ngừ Bình Định.

Các nghị sĩ EP trò chuyện cùng ngư dân Bình Định, ngày 31/10. Ảnh: Thạch Thảo.

Các nghị sĩ EP trò chuyện cùng ngư dân Bình Định, ngày 31/10. Ảnh: Thạch Thảo.

Trước đó, UBND Bình Định đã làm việc với các nghị sĩ và nêu những nỗ lực chống đánh bắt bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (đánh bắt IUU) ở địa phương.

Ông Phan Trọng Hổ - Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh cho biết, Bình Định có 6.100 tàu cá, trong đó gần một nửa là tàu đánh bắt xa bờ, với trên 44.000 ngư dân hành nghề trên biển. Năm 2017, sản lượng khai thác đạt 223.000 tấn.

Một năm sau thời điểm Ủy ban châu Âu (EC) rút thẻ vàng Việt Nam trong hoạt động thủy sản, chính quyền tỉnh đã ban hành 13 văn bản, Sở Nông nghiệp ban hành 16 văn bản chỉ đạo các biện pháp cấp bách tháo gỡ.

Kết quả ban đầu, tỉnh đã bố trí đầy đủ con người và thiết bị để thanh tra, kiểm soát tại 3 cảng cá Tam Quan, Đề Gi và Quy Nhơn, túc trực 24/24 để chống tình trạng khai thác thủy sản lậu. Đồng thời, lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát trên biển để chống đánh bắt IUU.

Từ đầu năm đến nay, Bình Định đã xử phạm vi phạm hành chính khoảng 70 trường hợp tàu cá vi phạm trong khai thác thủy sản, đồng thời thu hồi giấy phép khai thác thủy sản, xóa đăng ký tàu cá và công bố danh sách tàu cá vi phạm lên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp; tổ chức kiểm điểm các chủ tàu, thuyền viên vi phạm.

Về phía chính quyền, 7 lãnh đạo xã và 2 lãnh đạo huyện để xảy ra vi phạm cũng bị kiểm điểm trách nhiệm.

Cùng với biện pháp xử phạt, nhà chức trách cũng tổ chức tuyên truyền, phổ biến thông tin chống đánh bắt IUU cho 1.600 chủ tàu, thuyền trưởng. Hiện 3.600 chủ tàu đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài.

Tỉnh cũng đã nâng cấp hệ thống giám sát hành trình cho các tàu khi hoạt động trên biển, xây mới hai trạm trên bờ để giám sát hành trình tự động 2 giờ một lần.

Ông Trần Châu - Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định nói: "Chúng tôi luôn cố gắng để thực hiện các khuyến nghị của EC về chống đánh bắt IUU. Hy vọng qua chuyến kiểm tra, giám sát lần này của đoàn EC sẽ thấy được những nỗ lực của tỉnh Bình Định và sớm gỡ 'thẻ vàng' cho ngành thủy sản Việt Nam".

Tại buổi làm việc, ông Mato Gabriel - Người phát ngôn của Ủy ban Nghề cá, Nghị viện châu Âu cho rằng, ngành thủy sản có vai trò quan trọng trong sự phát triển của Bình Định. "Để thực hiện chống đánh bắt IUU có hiệu quả cần phải có cam kết mạnh mẽ từ cơ quan quản lý đến tận ngư dân", nghị sĩ nhìn nhận.

Đánh giá cao nỗ lực của Bình Định, ông Mato Gabriel nói: "Chúng tôi hy vọng những nỗ lực của tỉnh sẽ giúp đưa đến kết quả là EC sớm gỡ 'thẻ vàng' cho thủy sản Việt Nam".

Còn nghị sĩ Pito Antonio thì cho biết: "Tôi rất vui vì Việt Nam đã tham gia vào Hiệp hội Chống khai thác thủy sản trái phép. Tôi sẽ tích cực ủng hộ Hiệp định thương mại tự do giữa châu Âu và Việt Nam, đồng thời thúc đẩy tháo gỡ thẻ vàng cho thủy sản".

Tàu Vùng 2 Cảnh sát biển tuần tra trên biển chống đánh bắt bất hợp pháp. Ảnh: Vùng 2 Cảnh sát biển cung cấp.

Tàu Vùng 2 Cảnh sát biển tuần tra trên biển chống đánh bắt bất hợp pháp. Ảnh: Vùng 2 Cảnh sát biển cung cấp.

Tháng 10/2017, Ủy ban châu Âu rút thẻ vàng đối với ngành thủy sản vì cho rằng Việt Nam chưa quản lý tốt, để diễn ra việc khai thác thiếu bền vững, đánh bắt bất hợp pháp. Động thái này đã gây thiệt hại lớn cho ngành xuất khẩu hải sản một năm qua.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hải sản chỉ đạt 252 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, mặt hàng mực, bạch tuộc xuất sang châu Âu liên tục giảm sâu, có tháng giảm tới 41%.

Lãnh đạo VASEP cho biết, xuất khẩu hải sản vào EU giảm do khách hàng e ngại bị phạt theo quy định IUU, nên giảm hoặc thậm chí ngừng mua hàng.

Ngoài ra, trong thời gian bị thẻ vàng, 100% container hàng hải sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị EU giữ lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác, khiến doanh nghiệp mất thời gian, tăng chi phí, tăng nguy cơ hàng bị trả lại. Nếu không cải thiện tình trạng đánh bắt IUU, thiệt hại càng nặng nề hơn khi EC giơ "thẻ đỏ", đồng nghĩa với thủy sản Việt Nam bị cấm xuất khẩu vào châu Âu.


vnexpress.net
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet