Ngày này năm xưa Câu chuyện về chú chó bay vào vũ trụ

Thứ bảy, 03/11/2018, 00:00 GMT+7

Chú chó Laika đã trở thành sinh vật sống đầu tiên đi vào vũ trụ trên vệ tinh Sputnik 2 của Liên Xô, theo Time. 

Ngày này năm xưa: Bi kịch cuộc đời hoàng hậu ăn chơi bậc nhất châu Âu

Lộ diện quan chức tư pháp TQ leo cao nhờ hồ sơ giả tuốt tuột

Ngày này năm xưa: Kích nổ quả bom H đầu tiên trên thế giới

Tuy nhiên, con vật chỉ sống được vài phút sau khi vệ tinh được phóng vào ngày 3/11/1957.

Được phóng vào giai đoạn cao trào của cuộc chạy đua không gian giữa Liên Xô và Mỹ, Sputnik 2 là một chiến dịch vũ trụ gấp gáp của Liên Xô, diễn ra chưa đầy một tháng sau khi Moscow phóng thành Sputnik 1 – vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới.

Nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Krushchev muốn các kỹ sư tiếp bước Sputnik 1 với “thành công ngoạn mục trong vũ trụ” và quyết định đưa sinh vật sống đầu tiên vào vũ trụ đã được đưa ra.

Sinh vật sống đó là Laika, một con chó hoang 3 tuổi được tìm thấy khi đang lang thang trên đường phố Moscow. Các nhà khoa học Liên Xô tin rằng con vật này sẽ quen với những điều kiện khắc nghiệt sau khi đã chịu cái lạnh khủng khiếp cũng như bị đói khát dày vò khi sống kiếp chó hoang.

Laika được huấn luyện cùng 2 con chó khác là Albina và Mushka. Tuy nhiên, nó được chọn cho chuyến bay vào vũ trụ vì nhỏ và cách cư xử ôn hoà. “Laika duyên dáng và lặng lẽ”, một trong các nhà khoa học Liên Xô sau này cho hay.

Ngày này năm xưa: Câu chuyện về chú chó bay vào vũ trụ
 

Tuy nhiên, ngay từ đầu, cái chết của Laika đã được dự báo vì Sputnik 2 được thiết kế để không thể thu hồi.

Laika được đặt vào trong Sputnik 2, nơi chỉ đủ chỗ cho nó đứng hoặc nằm, vào ngày 31/10, ba ngày trước khi vệ tinh được phóng. Một trong các kỹ thuật viên liên quan tới vụ phóng này sau đó cho hay, trước khi đóng cửa, họ đã hôn lên mũi con vật và chúc nó lên đường may mắn dù biết rằng nó sẽ không sống sót sau chuyến bay.

Sputnik 2 đi vào quỹ đạo và vụ phóng vệ tinh này được coi là thành công. 

Tuy nhiên, một số tấm cách nhiệt của vệ tinh bị rách, khiến nhiệt độ cabin tăng lên 40 độ C. Các cảm ứng y học trên người Laika cho thấy, trong quá trình phóng vệ tinh, nhịp tim của con vật tăng cao gấp 3 lần và như vậy thời gian để nó trở lại bình thường cũng dài gấp 3 lần thời gian thử nghiệm dưới mặt đất.

Ngày này năm xưa: Câu chuyện về chú chó bay vào vũ trụ
 

Sự hy sinh trên là cần thiết để kiểm tra độ an toàn của các chuyến bay vào vũ trụ của con người. Mãi tới năm 2002, sự thật về cái chết của Laika và thời gian mà nó sống được trong vũ trụ mới được tiết lộ.

Tháng 10/2002, Dimitri Malashenkov, một trong những nhà khoa học tham gia dự án Sputnik 2 tuyên bố trước Đại hội không gian thế giới ở Houston (Mỹ) rằng, 5-7h sau khi chuyến bay diễn ra, các thiết bị giám sát Laika cho thấy, con vật không còn sự sống. Vào thời điểm Sputnik 2 đi quanh quỹ đạo vòng thứ 4, Laika đã chết vì quá nóng và stress.

Ngày này năm xưa: Câu chuyện về chú chó bay vào vũ trụ
 

Hai người huấn luyện Laika là Oleg Gazenko và Vladimir Yazdovsky, vốn là hai nhà khoa học chịu trách nhiệm về chương trình đưa vật sống vào vũ trụ của Liên Xô. Sau này, ông Yazdovsky tiết lộ rằng đã đưa Laika về nhà chơi cùng các con một ngày trước khi Sputnik 2 được phóng. Ông giải thích: “Tôi muốn làm một việc gì đó tốt đẹp cho Laika. Nó còn quá ít thời gian để sống”.

Năm 1998, ông Gazenko đã công khai bày tỏ sự hối tiếc về cái chết của Laika.

Hoài Linh

 

vietnamnet.vn
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet