Vài năm gần đây, ngoài phụ gia, còn có nhiều loại hóa chất độc hại được cho vào cà phê. Thậm chí, có người bất chấp lợi nhuận còn dùng lõi pin để nhuộm màu cho cà phê khiến người tiêu dùng hoang mang. Không chỉ dùng chất độn, có loại "cà phê" hoàn toàn sử dụng đậu nành trộn với hóa chất không rõ nguồn gốc đã bị phanh phui trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Vậy làm thế nào để biết được cà phê bạn mua là nguyên chất, không lẫn các thành phần độc hại? Dưới đây là những cách phân biệt cà phê nguyên chất và cà phê hóa chất, cà phê giả, cà phê kém chất lượng cực kỳ đơn giản:
Nếu cà phê còn ở dạng hạt, khi sờ vào sẽ không thấy nhờn và dính, cà phê có mùi thơm tự nhiên, dịu nhẹ. Đối với cà phê bị pha trộn, sau khi rang sờ vào hạt sẽ thấy nhờn, dính (dấu hiệu của bơ, dầu ăn...) và mùi cũng không còn tự nhiên, sẽ lẫn mùi nồng của bơ.
Nếu cà phê đã rang và xay ra ở dạng bột có thể nhận biết như sau:
Độ mịn bột cà phê
Cà phê nguyên chất bột sẽ nhẹ, có độ xốp, mịn tương đối đồng đều, rời, không bị dính, vón cục.
Bột cà phê thật sẽ rất nhẹ và nổi trên bề mặt nước.
Còn bột cà phê của các hạt ngũ cốc, như hạt đậu nành, bắp rang, bị pha trộn khi xay bột sẽ có độ mịn không đồng đều, bột xay ra to nhỏ khác nhau, sẽ dễ bị vón cục, khối lượng nặng hơn nên sẽ chìm xuống nhanh hơn khi pha vào nước.
Màu khi pha ra
Cà phê nguyên chất khi pha ra, có màu cánh gián chứ không phải màu đen, nước cà phê trong chứ không đục.
Có những quán, khi cà phê pha xong, họ đánh cho dậy bọt: đó là cà phê có pha hương cà phê, hoặc nguy hiểm hơn là có chất tạo bọt Sodium lauryl sulfat. Cũng không hiểu tại sao có một số dân ghiền cà phê lại khoái uống cà phê dậy bọt?
Khi đánh lên nếu bọt mỏng, có óng ánh màu cầu vồng, đánh lên đầy cả ly và lâu tan thì đó là bọt của cà phê đã bị pha trộn.
Khi cà phê pha phin, chưa bỏ đường mà đã có vị ngọt, đó là do có caramel. Mà đã có caramel, thì chắc hẳn là có pha đậu nành hoặc bắp rang.
Cà phê thật có màu cánh gián, không phải màu đen kịt.
Cà phê có màu đen sậm: coi chừng có phẩm nhuộm phân tán (dùng trong nhuộm vải sợi, rất độc hại cho sức khỏe). Họ dùng phẩm nhuộm phân tán để tạo màu và hương cà phê để tạo hương, chứ chẳng có cà phê gì hết. Thường những quán cà phê lề đường "không chuyên" (chỉ bán cho khách vãng lai) và một số quán cà phê nhạc chơi thủ pháp độc ác này.
Độ tơi xốp
Theo đó, bột cà phê nguyên chất rất nhẹ, có độ xốp, tơi và rời. Trái lại các loại hạt đậu, bắp rang khi xay độ mịn, màu sắc, kích thước không đồng đều. Do trộn nhiều loại nguyên liệu được rang xay riêng nên không thể tơi xốp như bột nguyên chất.
Ca phê trộn tạp chất chìm nhanh xuống nước. Ảnh minh họa
Cà phê mộc lâu tan có độ bông, tơi, xốp. Ảnh minh họa
Để thử nghiệm xem cà phê có nguyên chất hay không, người tiêu dùng có thể tiến hành thí nghiệm nhỏ ngay tại nhà, bằng cách: Đổ nước nguội đầy 2/3 ly thủy tinh, sau đó rắc nhẹ khoảng 2 muỗng bột cà phê lên mặt nước và quan sát.
Cà phê nguyên chất sẽ nổi rất lâu trên mặt nước. Khi cà phê chìm, màu nâu mới pha ra nước và tạo thành một dung dịch màu cánh gián trong.
Ngược lại, cà phê pha độn chìm rất nhanh, có loại chìm ngay lập tức. Pha độn càng nhiều, bột càng nhanh chìm xuống đáy ly và có khi chìm cả mảng lớn. Màu nâu đen phai ra trong nước ngay lập tức và nước vẩn đục không trong.
Sủi bọt
Cà phê nguyên chất khi tiếp xúc với nước sôi sẽ nở phồng lên, sủi bọt mạnh và có thể bị tràn ra ngoài phin nếu bạn cho quá tay cà phê.
Nếu bọt mỏng, có óng ánh màu cầu vồng, đánh lên đầy cả ly và lâu tan thì đó là bọt của cà phê đã bị pha trộn.
Trong khi đó, cà phê đã pha trộn khi tiếp xúc với nước sôi sẽ không hề nở ra hay sủi bọt mà chìm xuống, tỏa mùi thơm do các loại bột đậu, bột ngô khi gặp nước sôi sẽ nở da và trở nên dẻo, dính, xẹp xuống.
Độ sánh của nước cà phê
Khi pha, nước của ly cà phê nguyên chất có độ sánh hầu như không đáng kể.
Còn nước của bột cà phê độn ngô rang hay bột đậu nành rang chứa rất nhiều tinh bột, nên rất sánh, rất đặc kẹo, thậm chí là sánh dẻo. Độ đậm đặc và sánh khác biệt của cà phê bị pha trộn do bột đậu, bột ngô khi rang rồi tiếp xúc với nước sôi sẽ trở nên dẻo dính làm cho nước cà phê sánh đặc bất thường.
Mùi vị
Mùi hương của cà phê sạch sau khi pha sẽ lưu giữ trong suốt thời gian uống, còn cà phê trộn đậu nành, ngô… có mùi gắt, hòa quyện với hương liệu bốc lên mùi thơm nặng nề chứ không dịu dàng như mùi nguyên thủy của cà phê rang.
Mùi cà phê nguyên chất tự nhiên, không nồng nặc.
Ngoài ra, cà phê nguyên chất có vị đắng thanh xen lẫn vị chua nhẹ nhàng. Hiện nay, nhiều nhà sản xuất cố gắng làm cho mất đi vị chua thanh vốn có của nó bằng cách tẩm bột cà phê với các hóa chất tạo vị đắng. Hậu quả, ly cà phê thường có vị đắng nhân tạo, tiêu diệt các vị thanh, tinh tế của cà phê.
Ngoài ra, một điểm để nhận biết nữa là khi rang đến nhiệt độ và thời gian thích hợp bột cà phê có màu nâu đậm (nếu hạt cà phê rang chưa đến nhiệt độ và thời gian nổ lần 1 thì bột có màu vàng sáng vị chua, và mùi nồng).
Bột cà phê nguyên chất có màu nâu đậm.
Hạt ngô (bắp) rang để pha trộn vào cà phê thường có màu đen đậm.
Hạt đậu nành rang và xay ra bột có màu nâu đậm hoặc vàng đục, hoàn toàn không giống màu nâu đậm của bột cà phê.
Do đó, cà phê bị pha trộn sẽ có màu ngả vàng, cùng một thể tích nhưng cà phê loại này sẽ nặng hơn cà phê nguyên chất do lượng đậu, ngô trong cà phê nhiều hơn là cà phê thật.
Lily (th)