Kiến nghị thu hẹp khoảng cách tuổi nghỉ hưu của nam và nữ

Thứ sáu, 19/10/2018, 17:50 GMT+7

Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đang đề xuất hai phương án tuổi nghỉ hưu. Phương án 1, từ 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động tăng mỗi năm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Phương án 2 cũng từ thời điểm trên, tuổi nghỉ hưu của người lao động tăng mỗi năm 6 tháng cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Bộ luật Lao động năm 2012 quy định tuổi nghỉ hưu của nam là 60 và nữ là 55.

Tại hội thảo do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cùng Cơ quan phụ nữ Liên Hợp Quốc (UN Women) tổ chức sáng 19/10, nhóm chuyên gia Investment in Woman cho rằng, Bộ luật hiện hành quy định tuổi nghỉ hưu giữa hai giới còn khá rộng, làm giảm thời gian làm việc của nữ giới so với nam giới và gây bất bình đẳng. Điều này có thể dẫn đến phân biệt đối xử về phát triển nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến của nữ giới và khả năng tích lũy lương hưu sau này.

Công nhân nhà máy Samsung Electronics Việt Nam tại Khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh. Ảnh: Ngọc Thành.

Công nhân nhà máy Samsung Electronics Việt Nam tại Khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh. Ảnh: Ngọc Thành.

Trên thế giới, ngày càng nhiều quốc gia loại bỏ sự phân biệt về độ tuổi nghỉ hưu đối với nam và nữ. Như Lào quy định tuổi nghỉ hưu của nam và nữ là 60, nữ có thể nghỉ sau 55 nếu có nhu cầu; Campuchia quy định 60 tuổi, Singapre là 62.

Tuy nhiên, nhóm này cảnh báo, khi triển khai chính sách cần cân nhắc tới tác động khác, như kéo dài tuổi nghỉ hưu cũng không phù hợp với lao động trong các ngành nghề nặng nhọc, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao gấp 3 lần tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước... "Điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu cần có lộ trình để không có thay đổi đột ngột. Một số ngành đặc thù, người lao động có thể nghỉ hưu sớm", nhóm chuyên gia này kiến nghị.

Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch Mạng lưới các doanh nghiệp hỗ trợ thúc đẩy quyền năng phụ nữ cũng bày tỏ: "Khi nâng tuổi hưu, tôi không hiểu sao cứ phải chênh lệch". Bà Thanh cho rằng, hiện nay phụ nữ được tiếp cận giáo dục tiên tiến, công việc tốt và tuổi thọ tăng lên, nhiều người có nhu cầu nghỉ hưu muộn. Khi tuổi nghỉ hưu giống như nam thì sẽ tác động môi trường làm việc cho giới nữ như khả năng thăng tiến như nhau, doanh nghiệp sẽ giữ lao động nữ giỏi.

Tại hội thảo, ông Hà Đình Bốn, Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Lao động - thành viên Ban soạn thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, cho rằng các phương án tuổi nghỉ hưu đã tính đến lộ trình để các cơ quan chuẩn bị bộ máy cán bộ, chọn người kế cận. Người lao động cũng cần sắp xếp thời gian của mình. Tuổi nghỉ hưu không tăng nhanh, vì sẽ làm đảo lộn các quy định khác, ảnh hưởng đến quỹ bảo hiểm xã hội. Ban soạn thảo học tập các nước với lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu 3-6 tháng.

"Vì chênh lệch tuổi hưu của nam và nữ hiện nay là 5 năm nên chúng tôi cần lộ trình với nữ cao hơn để thu dần khoảng cách", ông Bốn giải thích.

Đề cập về lý do không điều chỉnh tuổi nghỉ hưu nam nữ bằng nhau, ông Hà Đình Bốn cho rằng không có nghĩa tất cả bằng nhau là bình đẳng. Ở nhiều nước vẫn có chênh lệch tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ, như Nga vừa quy định nam nghỉ hưu tuổi 65, nữ 60. Ở Việt Nam trước đây đặt ra chênh lệch tuổi do người phụ nữ cần được ưu tiên, phải mang thai, nuôi con nhỏ, sức khỏe yếu hơn nam giới.

"Chúng tôi sửa đổi theo lộ trình để thu hẹp dần chênh lệch tuổi nghỉ hưu của nam và nữ, tương lai sẽ hướng tới bằng nhau. Có thể thế hệ sau của chúng ta sẽ nâng tuổi nghỉ hưu của hai giới lên 63 hay 65", ông Bốn nói.


vnexpress.net
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet