Hà Nội bắt đầu thí điểm làm sạch sông Tô Lịch

Thứ năm, 16/05/2019, 16:05 GMT+7

Sáng 16/5, thành phố Hà Nội khởi động "dự án thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor".

Tiến sĩ Tadashi Yamamura, Chủ tịch tổ chức xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản cho biết, công nghệ trên đã được sử dụng thành công trong nhiều dự án xử lý ô nhiễm cho các con sông ở Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc.

Các kỹ sư và công nhân hạ thiết bị xử lý ô nhiễm xuống sông Tô Lịch sáng 16/5. Ảnh: Võ Hải.

Các kỹ sư và công nhân hạ thiết bị xử lý ô nhiễm xuống sông Tô Lịch sáng 16/5. Ảnh: Võ Hải.

"Công nghệ Bio-nano của Nhật Bản phân hủy hoàn toàn lớp bùn ở tầng đáy mà không cần nạo vét cơ học, sẽ xử lý căn cơ và triệt để nguồn gây ô nhiễm tạo ra mùi hôi thối của sông Tô Lịch", ông Tadashi Yamamura nói.

Trong gần một giờ đồng hồ, hàng chục chuyên gia và công nhân đã lắp đặt xong hai hộp thiết bị xuống sông Tô Lịch, đoạn từ ngã tư Bưởi - Hoàng Quốc Việt xuôi về phía Cầu Giấy.

Một chuyên gia cho hay các hộp thiết bị đặt chìm dưới nước sẽ tạo ra dòng khí nano khuếch tán vào dòng nước, kích thích các vi sinh vật hoạt động, từ đó giải phóng oxy, xử lý bùn thải, tạo nên môi trường trong lành hơn. Hiện thời gian các hộp thiết bị phát huy tác dụng và kinh phí thí điểm chưa được công bố.

Công nhân công ty thoát nước Hà Nội dọn rác trên sông Tô Lịch. Ảnh: Võ Hải.

Công nhân công ty thoát nước Hà Nội dọn rác trên sông Tô Lịch. Ảnh: Võ Hải.

Ông Nghiêm Vũ Khải, Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam nói, công nghệ Nano-Bioreactor đã được sử dụng thành công tại một hồ ở TP Hải Phòng. Việc áp dụng công nghệ này để thí điểm xử lý một đoạn sông Tô Lịch sẽ mở đầu cho chuỗi hoạt động làm sạch các dòng sông, hồ của thủ đô và có thể lan tỏa ra địa phương khác.

"Mặc dù đây là một công nghệ hiện đại, nhưng không phải bảo bối giúp môi trường sạch sẽ mãi được. Do vậy, chúng ta phải tiếp cận đến giải pháp tổng thể về xử lý rác thải và nước thải từ nguồn", ông Khải nhấn mạnh.

Trước đó chiều 11/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp đoàn chuyên gia Nhật Bản về môi trường do tiến sĩ Tadashi Yamamura dẫn đầu. Tại đây, ông Tadashi Yamamura đề xuất tài trợ miễn phí thiết bị công nghệ bio-nano, thí điểm xử lý ô nhiễm một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây.

Theo đó, Nhật Bản sẽ mang thiết bị có tốc độ xử lý siêu nhanh đặt dưới lòng sông Tô Lịch. Công nghệ này gồm máy sục khí công nghệ nano sử dụng vật liệu thiên nhiên. Chuyên gia cho biết, chỉ sau ba ngày, mùi ô nhiễm sẽ giảm nhiều.

Lãnh đạo Chính phủ đề nghị các chuyên gia Nhật Bản làm việc cụ thể với Bộ Tài nguyên Môi trường, TP Hà Nội để nghiên cứu, quyết định phương án làm sạch sông Tô Lịch. Sau khi thực hiện, Bộ Tài nguyên Môi trường tổng kết, đánh giá, báo cáo Thủ tướng xem xét để quyết định chủ trương.

Theo ước tính của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, mỗi ngày 150.000 m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả xuống sông Tô Lịch. Ngoài ra, hạ lưu sông còn phải tiếp nhận nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp ở Vĩnh Tuy, Mai Động, Văn Điển. 

Sông Tô Lịch từng là một nhánh nhỏ của sông Hồng, thông thủy với hồ Tây. Năm 1889 người Pháp lấp một phần sông Tô Lịch để quy hoạch lại phố phường.

Sông Tô Lịch ngày nay có chiều dài khoảng 14 km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) chảy về phía nam thành phố và ra sông Nhuệ đoạn xã Hữu Hòa (Thanh Trì). Toàn tuyến sông có hơn 200 cửa xả nước thải.


Võ Hải/vnexpress.net
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet