Cô gái Hà Nội 'cứu' hàng trăm mét bờ sông sạt lở ở Quảng Nam

Thứ bảy, 22/06/2019, 13:00 GMT+7

Trang trại An Nhiên ở làng du lịch cộng đồng Triêm Tây (xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) rộng 4 ha, nằm cạnh sông Thu Bồn với bờ kè xanh mướt chạy dọc theo con sông.

Những năm trước đây, vùng đất ven sông thuộc địa bàn thị xã Điện Bàn có nguy cơ bị xóa sổ bởi tình trạng sạt lở nghiêm trọng, nhất là vào mùa lũ lụt; nhiều hộ dân không dám cất nhà ven sông do lo sợ có thể bị đổ sập xuống dòng nước bất cứ lúc nào.

Năm 2013, chị Vũ Thị Mỹ Hạnh (quê Hà Nội) cùng TS Ngô Anh Đào tham gia dự án của UNESCO ở làng Tiêm Tây. Chứng kiến tình trạng trên, chị Hạnh cùng TS Đào quyết định tìm cách kè bờ sông, giữ đất và góp phần giữ lại ngôi làng hiền hoà bên sông. Hai người mở trang trại với tên An Nhiên nằm bên sông Thu Bồn để có điều kiện nghiên cứu và triển khai việc kè bờ sông.

Ảnh: Đắc Thành.

Chị Vũ Thị Mỹ Hạnh kiểm tra tuyến kè mềm bên sông Thu Bồn. Ảnh: Đắc Thành.

Năm 2015, chị Hạnh cho trồng hơn 700 cây dừa nước để giữ đất nhưng đến năm 2016, một trận lũ đã xóa sổ toàn bộ số dừa nước này. Không nản lòng, chị cùng TS Đào mày mò thiết kế bờ kè mềm (không bê tông hoá) ba lớp, sử dụng thực vật tại địa phương.

"Loại kè này không chỉ giúp giữ đất mà còn hướng đến khôi phục đa dạng sinh học của hệ sinh thái bờ nước và tạo ra cảnh quan", chị Hạnh nói.

Bờ kè mền có ba lớp. Đầu tiên, dưới bờ sông được trồng cây bần; lớp thứ hai trồng cỏ lau sậy và lớp trên cùng trồng dương liễu. "Ở chân mỗi lớp, chúng tôi cắm cọc tre dày đặc để chống xói lở, giống như chiếc khóa sinh học giúp bảo vệ chắc chắn từng loài cây", chị Hạnh giải thích và cho biết thêm, bờ kè mềm này phát triển tự nhiên. Khi các loại cây được trồng ban đầu tốt lên, chim chóc tìm về làm tổ sẽ đem theo hạt giống các loại cây khác thả xuống.

Kè mềm ba lớp do chị Hạnh tự thế kế và xây dựng. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Kè mềm ba lớp do chị Hạnh cùng cộng sự thiết kế và xây dựng. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

"Chúng tôi giới hạn những gì con người nên can thiệp và việc gì nên để tự nhiên. Nhiều loài sống chung sẽ hỗ trợ nhau đương đầu với sự khắc nghiệt của thiên nhiên", chị Hạnh nói.

Sau gần 3 năm, bờ kè mềm dài khoảng 200 m dọc theo trang trại An Nhiên đã hình thành; cây trồng lớn lên đủ sức chống lại tình trạng xói lở, đất dọc bờ sông không còn bị "nuốt" xuống dòng nước như trước đây.

Chị Hạnh cho hay, xây dựng bờ kè mềm tiết kiệm kinh phí hơn nhiều so với kè bê tông; điều quan trọng là bảo vệ được các lớp cây trong giai đoạn đầu vì lúc này cây mới trồng bộ rễ chưa bám chắc xuống đất.

"Lớp trồng cỏ lau sậy phát triển rất nhanh, cây bần chống chịu với thời tiết khắc nghiệt tốt", chị Hạnh nói và khẳng định tuyến kè đã đứng vững trong thời gian qua, giúp bảo vệ trang trại An Nhiên khỏi tình trạng sạt lở.

Đoạn kè mà chị Hạnh phối hợp củng TP Hội An thực hiện ở xã Cẩm Kim chống sạt lở hiệu quả:  Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Đoạn kè do chị Hạnh phối hợp củng TP Hội An thực hiện ở xã Cẩm Kim.  Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Thấy tác dụng của bờ kè mềm, năm 2018 chính quyền TP Hội An kết hợp với chị Hạnh thực hiện thêm đoạn kè ở bờ sông xã Cẩm Kim, giáp với trang trại An Nhiên. Một tuyến kè mềm dài 400 m được xây dựng với ba lớp. Sau hơn một năm, các lớp thực vật ở bờ kè này phát triển tốt.

"Phương pháp này tiết kiệm 70% so với làm kè bê tông, sắp tới, thành phố sẽ nhân rộng ra các địa điểm khác", ông Nguyễn Thế Hùng - Phó chủ tịch UBND TP Hội An nói.


vnexpress.net
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet