Chuyên gia: 'TP HCM khó cấm xe máy vào trung tâm'

Thứ sáu, 01/03/2019, 13:57 GMT+7

Ngày 1/3, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM cùng Sở Giao thông Vận tải tổ chức buổi phản biện đề án Tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn thành phố. Ý kiến của các chuyên gia nhằm hoàn thiện đề án trước khi trình chính quyền thành phố.

Đánh giá đề án giải quyết tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường... trong bối cảnh hiện tại là rất cần thiết và cấp bách, luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó chủ tịch Hội Luật gia TP HCM) đồng tình việc đề cao phát triển phương tiện giao thông công cộng bởi đây là giải pháp căn cơ.

Tuy nhiên, ông cho rằng thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ cấm xe máy lưu hành vào các khu vực trung tâm là khó khả thi. Bởi lượng xe máy của người dân là rất lớn, trong khi đặc trưng của thành phố có nhiều đường nhỏ, hẻm ngõ nên chỉ xe máy có khả năng linh hoạt và đáp ứng nhu cầu của người dân.

"Để phát triển đồng bộ các phương tiện giao thông công cộng thuận tiện cho người dân, 10 năm là thời gian không đủ. Chưa kể việc sử dụng xe buýt hiện nay có nhiều bất ổn, có thể gây ra những nguy hiểm cho các phương tiện giao thông khác", ông Hậu nói.

Vi phạm quyền tự do đi lại

Về gốc độ pháp lý, Phó chủ tịch Hội luật gia TP HCM cho rằng, Hiến pháp quy định việc tự do đi lại là một trong những quyền hiến định của người dân. Thành phố kiểm soát và hạn chế ôtô, xe máy có thể xâm phạm đến quyền công dân. Vì vậy, đề án cần đặt ra giải pháp để bảo đảm sự hài hòa giữa lợi ích chung của xã hội và quyền lợi chính đáng của người dân.

"Thay vì cấm người dân sử dụng xe máy, chính quyền phải làm các biện pháp khác để giúp người dân có thể tự nguyện từ bỏ phương tiện này vì nó không phù hợp, kém lợi thế. Có như vậy thì mọi vấn đề mới được giải quyết triệt để", ông Hậu nói.

PGS. TS Nguyễn Minh Hòa (ĐH KHXH&NV TP HCM). Ảnh: Hữu Công

PGS.TS Nguyễn Minh Hòa (ĐH KHXH&NV TP HCM). Ảnh: Hữu Công.

Đồng quan điểm, TS Huỳnh Thế Du (Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Việt Nam) lưu ý thành phố cần cân nhắc thông điệp cấm xe máy - điểm nhấn trong đề án. Bởi có khả năng đẩy nhanh xu hướng chuyển từ xe máy sang ôtô, là nguyên nhân chính làm cho tình trạng tắc nghẽn giao thông ngày một trầm trọng.

Theo ông, nếu chọn cách tiếp cận theo hướng cấm phương tiện cá nhân do không tìm được giải pháp khả dĩ hơn, thì thông điệp nên là: "Đến năm 2030, thành phố sẽ không cho phép các phương tiện cá nhân lưu thông ở một số khu vực, nhất là khu trung tâm".

Chính quyền thành phố cần làm cho người dân hiểu rằng sở hữu phương tiện là quyền tự do của mỗi người, nhưng người dùng sẽ phải trả toàn bộ chi phí gây ra cho xã hội, sẽ rất tốn kém. Chứ không phải cấm xe máy là đương nhiên, chuyển sang ôtô vì tương lai mù mịt của giao thông công cộng thành phố.

"Đối với giao thông đô thị, phụ thuộc vào ôtô đang là một trong những vấn đề đau đầu, hay nói mạnh hơn là cơn ác mộng của nhiều thành phố trên thế giới. Do vậy, xu hướng đưa ra các chính sách giảm dần sự phụ thuộc vào ôtô đang ngày một mạnh mẽ hơn", ông Du cho biết.

Thay việc cấm xe bằng giãn dân

PGS.TS Nguyễn Minh Hòa (Trưởng khoa Đô thị học, ĐH KHXH&NV TP HCM) cho rằng đề án "thiên nặng về kỹ thuật" nên rất mau lạc hậu, gây nên mâu thuẫn. Việc cấm xe cần đặt trong bối cảnh rộng hơn, cần có đề xuất mạnh mẽ hơn, vượt khỏi ngoài lĩnh vực giao thông.

Ông lấy ví dụ, có thể phân bổ lại dân cư bằng cách tạo ra thêm nhiều khu trung tâm khác thì giao thông sẽ được giải quyết. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy khi có nhiều trung tâm mới sẽ giãn dân, thậm chí còn khiến khu trung tâm cũ đìu hiu. Việc di dân ra ngoại thành đã được đề cập nhiều lần, song thành phố vẫn chỉ phát triển trong 930 ha khu trung tâm nên mỗi dịp lễ tết đều xảy ra kẹt xe.

"Lâu nay nói nhiều về việc cấm xe máy nhưng nước ta lại khuyến khích phát triển sản xuất xe máy để thu thuế, như vậy không ổn. Chính phủ cần suy nghĩ vấn đề này, cấm xe máy thì phải cấm sản xuất, cấm mua bán, trao đổi mới được. Người dân cũng biết đi xe máy có nhiều bất cập nhưng họ không có giải pháp khác", ông Hòa nói.

Kỷ sư Hà Ngọc Trường (Giảng viên ĐH GTVT TP HCM). Ảnh: Hữu Công

Kỹ sư Hà Ngọc Trường (Giảng viên ĐH GTVT TP HCM). Ảnh: Hữu Công.

Cần bản lĩnh của lãnh đạo thành phố

Trong khi đó, KS cao cấp Hà Ngọc Trường (Giảng viên ĐH GTVT) nói, hiện xe máy vẫn là phương tiện được coi là tối ưu cho cá nhân, nhưng đồng thời là tai họa cho xã hội. Vì xe máy là nguyên nhân gây rối loạn giao thông, ùn tắc, tai nạn, ô nhiễm khí thải, tiếng ồn...

"Không thể nói hãy đợi đến khi giao thông công cộng đảm bảo cho mọi người dân đi lại mới bắt đầu hạn chế xe cá nhân. Việc giảm xe cá nhân là sự tích hợp và cộng hưởng của nhiều giải pháp", ông Trường nói và cho rằng các giải pháp có thể là vĩ mô như quy hoạch lại không gian cư trú, phát triển hệ thống Metro, BRT... nhưng cũng cần phải có các biện pháp nhỏ khác như tăng cường đi bộ, đi xe đạp ở các cự ly ngắn.

Theo ông Trường, Nghị quyết 12/2019 vừa được Thủ tướng ký cho phép các Bộ liên quan và hai thành phố lớn Hà Nội và TP HCM được xây dựng và ban hành theo thẩm quyền quy định, chính sách để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện vận tải công cộng, hạn chế sử dụng xe cá nhân nhằm kéo giảm tai nạn, ùn tắc và ô nhiễm môi trường.

"Đây là cơ sở pháp lý mới và quan trọng để TP HCM triển khai đề án phát triển vận tải hành khách công cộng, hạn chế xe cá nhân. Nhưng cần có bản lĩnh của người đứng đầu, sự kiên quyết của lãnh đạo thành phố thì đề án mới mang lại hiệu quả thiết thực", ông nói.

Kết thúc hội nghị, Phó giám đốc Sở GTVT Trần Quang Lâm cho biết sẽ tiếp thu ý kiến các chuyên gia trên tinh thần cầu thị và hoàn chỉnh đề án trước khi trình UBND TP HCM xem xét.

Theo đơn vị nghiên cứu, đề án được thực hiện theo 3 giai đoạn: từ nay đến 2020, 2021-2025 và 2026-2030. Các nhóm giải pháp được đề xuất theo nguyên tắc "kéo - đẩy", tức là kéo giảm lượng người sử dụng phương tiện cá nhân và đẩy mạnh hành khách tham gia phương tiện công cộng, đảm bảo hai nhóm giải pháp có thể tiến hành song song để đạt hiệu quả cao nhất.

Đề án đưa ra một loạt giải pháp để kiểm soát phương tiện cá nhân như: thu phí ôtô vào nội đô thông qua việc bổ sung  phí ùn tắc giao thông ô nhiễm môi trường vào danh mục các loại phí, lệ phí - làm cơ sở thực hiện trong giai đoạn 2 021-2025; kiểm soát điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ôtô, xe máy từ đó quy định vùng hoạt động của các loại phương tiện và thu phí môi trường.

TP HCM cũng hạn chế lượng ôtô đăng ký mới, xe có biển số tỉnh lưu thông vào trung tâm thành phố theo lộ trình; rà soát chủng loại xe máy để đề xuất biện pháp xử lý xe không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; sắp xếp giờ làm việc, giờ học lệch ca nhằm giảm bớt lưu lượng giao thông giờ cao điểm...

Việc hạn chế lưu thông môtô, xe máy sẽ được thực hiện theo lộ trình. Đầu tiên là ở trung tâm thành phố (quận 1, 3, 5, 10), Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng. Sau đó mở rộng ra các khu vực lân cận khi hạ tầng giao thông và giao thông công cộng đã phát triển tiệm cận các điều kiện.

Sở Giao thông vận tải, Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải (TDSI) phối hợp với UBND các phường xã đã lấy ý kiến 35.000 hành khách trên 24 quận huyện và các đầu mối giao thông. Hơn 62,5% cho rằng cần hạn chế lưu thông ôtô con, xe máy (trong đó gần 41% đồng ý hoàn toàn và gần 22 % đồng ý khi vận tải hành khách công cộng đáp ứng được nhu cầu đi lại).

Ngoài ra, người dân đồng tình với một số giải pháp giảm ùn tắc giao thông và giảm ô nhiễm môi trường như: điều chỉnh giờ học, giờ làm lệch ca (hơn 80,2 ý kiến đồng tình); thu phí ôtô vào khu vực trung tâm (hơn 69%); ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành giao thông (thu phí tự động, xử phạt... tỉ lệ đồng thuận hơn 85,5%).

Hữu Công


vnexpress.net
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet