Cấm người lao động uống rượu trong giờ làm việc khó khả thi

Thứ bảy, 03/11/2018, 18:06 GMT+7

Tại hội thảo về Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia sáng 3/11, nhiều đại biểu tập trung trao đổi về tên gọi của luật, quy định hạn chế quảng cáo rượu bia, cấm người lao động sử dụng rượu bia trong giờ làm việc...

Theo dự thảo, các trường hợp không được uống rượu là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đang trong thời gian làm việc, nghỉ giữa ca làm việc. Hành vi uống rượu cũng bị cấm tại các địa điểm là cơ sở y tế, giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người dưới 18 tuổi; trường giáo dưỡng, trại giam, trại tạm giam.  

'Không nhất thiết phải cấm uống rượu bia'

Ông Phan Chí Hiếu, Phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương, cho rằng không thể đánh đồng rượu bia là tác hại mà nó chỉ hại trong một số trường hợp. 70% trường hợp nguy hại sức khỏe là do sử dụng rượu không có nguồn gốc, chứa nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe.

Cũng theo ông Hiếu, không nhất thiết Luật này phải cấm uống rượu bia, bởi các cơ quan nhà nước đã cấm uống rượu bia trong giờ làm việc. Một số doanh nghiệp cũng có quy định nội bộ cấm uống rượu bia.  

Ông Phạm Văn Hòa, Phó trưởng đoàn Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, cho rằng việc cấm công chức, người lao động uống rượu bia trong giờ hành chính rất khó khả thi. Khi đưa vào luật có thể phát sinh tình trạng tố cáo nhau. "Chúng ta có cam đoan là không uống rượu bia trong giờ làm việc hay không? Tôi thấy gần như ai cũng uống, trừ người không biết. Tôi thừa nhận là có vi phạm", ông nói.

Về quy định cấm quảng cáo rượu trên 15 độ, theo ông Hòa, đã cấm thì cấm hết cả bia. Nếu quy định như dự thảo luật là khuyến khích sản xuất bia. Cùng với đó, quảng cáo bia rầm rộ trên phương tiện thông tin đại chúng, song lại tuyên truyền không uống rượu bia là mâu thuẫn. 

'Rượu bia làm giải tỏa căng thẳng trong đời sống'

Dưới góc nhìn xã hội, PGS Phạm Bích San, chuyên gia xã hội học, nêu thực tế khi đi khảo sát ở các địa phương thường phải uống rượu ở quán hàng để giao tiếp với dân địa phương, khi giảm uống rượu thì "kết quả nghiên cứu kém hẳn đi". Điểm tốt của rượu bia tạo hưng phấn, làm tăng khả năng giao tiếp giữa con người với nhau. Khi mọi người cùng ngồi uống rượu thì tâm trạng rất cởi mở, dễ bỏ qua những khiếm khuyết, tinh thần tập thể được gắn kết. 

"Rượu bia làm giải tỏa căng thẳng trong đời sống cá nhân, giúp vượt qua những khó khăn trong cuộc đời", ông San nói. Tuy nhiên, cá nhân uống quá nhiều rượu bia thường có những hành vi không đúng chuẩn, ảnh hưởng xấu đến xã hội như tai nạn giao thông, bạo hành gia đình...

PGS.TS Phạm Bích San, chuyên gia xã hội học. Ảnh: Anh Duy. 

PGS Phạm Bích San, chuyên gia xã hội học. Ảnh: Anh Duy. 

Theo ông San, 50 năm trở lại đây, uống rượu bia rất phổ biến do xã hội đã hình thành các giai tầng. Những người thuộc tầng lớp cao, bộ máy hành chính có xu hướng uống bia rượu nhiều và sự thăng tiến gắn với rượu bia. Hiện nay nhiều cơ quan đi giao tiếp cần có rượu bia, quà biếu cũng có rượu. 

"Tôi đi tháp tùng các lãnh đạo cũng thấy địa phương đặt rượu trên bàn từ sáng. Chúng ta đã tạo ra chuẩn mực trong xã hội uống rượu là tốt và làm cán bộ phải biết uống rượu. Quan niệm này đã lan truyền từ tầng lớp cán bộ đến người dân nên người dân cũng uống", ông San nói. 

Để kiểm soát lạm dụng của rượu bia, ông San cho rằng cần có chính sách minh bạch, được cơ quan chức năng quan tâm và thực thi nghiêm túc. Đồng thời cần chấn chỉnh bộ máy hành chính, tác phong công vụ, không để cho cán bộ công chức có thời gian rảnh rỗi quá nhiều. Cùng với đó, xã hội cần có nhiều loại hình giải trí tích cực, nhiều khu vui chơi. 

Nên đổi tên luật là kiểm soát rượu bia

Ông Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam, kiến nghị tên luật nên là kiểm soát rượu bia vì mọi người nhận thức được hành vi không phù hợp với mình thì phải điều chỉnh; nên kiểm soát rượu bia từ đầu ra, vì sản xuất ra mà không tiêu thụ được thì doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng. 

Theo ông Quốc, không thể đặt quán rượu gần trường học, song ở khu du lịch phải được bán và bán đến khuya. Quán bia phải có bao nhiêu chỗ đỗ xe, cảnh sát có thể kiểm soát nồng độ cồn ngay trước quán bia nên nhà hàng phải có phương tiện đưa khách về. "Chúng ta không cấm hành vi uống say, song người dân phải biết khi muốn uống say thì phải làm gì", ông Quốc nói.

Ông Dương Trung Quốc: Chế tài phạt hành vi vi phạm rượu bia phải mạnh hơn nữa. Ảnh: Anh Duy. 

Ông Dương Trung Quốc phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Anh Duy. 

Cũng theo ông Dương Trung Quốc, chế tài phạt hành vi vi phạm rượu bia phải mạnh hơn nữa. Ở Quốc hội, nhiều người thường nhắc điệp khúc chế tài xử phạt ở Việt Nam không đủ mạnh, trong khi ở các nước lỗi say rượu lái xe là phải tịch thu bằng. Ngoài ra, cần thay đổi dần, ví dụ lãnh đạo tuyên bố không nhận rượu, các địa phương không uống rượu vào buổi trưa.

"Chúng ta trong thời cách mạng 4.0 song người dân vượt đèn đỏ rất phổ biến, nguy hại nhất của xã hội là những thói quen rất nhỏ đã đi vào tập quán", ông Quốc nhấn mạnh. 

Đầu tháng 10, dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đã được Chính phủ trình Quốc hội. 

Theo Tổng cục Thuế, tổng thu nộp ngân sách của các doanh nghiệp trong ngành rượu bia năm 2017 ước đạt 50.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 1,7% GDP. Ngành đã giải quyết công ăn việc làm cho trên 220.000 lao động. Hiện nay, thị trường rượu có khoảng 70% là do dân tự nấu, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Theo Bộ Y tế, mỗi năm Nhà nước thất thu từ rượu không mác nhãn khoảng 2.000 tỷ đồng. Theo báo cáo của công ty Nghiên cứu Eurmonitor, ước tổng thiệt hại từ thị trường bia, rượu trái phép tại Việt Nam là 10.000 tỷ đồng mỗi năm.


vnexpress.net
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet