120 km bờ biển miền Trung bị sạt lở

Thứ tư, 07/11/2018, 21:25 GMT+7

Ngày 7/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp về tình hình sạt lở bờ biển và bồi lấp cửa sông các tỉnh ven biển miền Trung từ Nghệ An đến Bình Thuận. 13 tỉnh thành khu vực này có bờ biển dài 1.649 km, 48 cửa sông đổ ra biển.

Sau trận mưa lũ lịch sử năm 1999, tình trạng xói lở bờ biển và bồi lấp cửa sông xảy ra ngày càng nghiêm trọng. Đến tháng 7/2018, dọc bờ biển miền Trung có 88 điểm sạt lở, tổng chiều dài hơn 120 km; 40 điểm bồi lấp cửa sông. 

Các địa phương mong muốn Chính phủ hỗ trợ kinh phí, trước mắt xử lý cấp bách 48 điểm sạt lở bờ biển và 24 điểm bồi lấp cửa sông. 

Hội An (Quảng Nam) bị nước biển xâm thực mạnh năm 2014. Ảnh: Tiến Hùng

Hội An (Quảng Nam) bị nước biển xâm thực mạnh năm 2014. Ảnh: Tiến Hùng

Sau khi nghe địa phương báo cáo, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng cần mời chuyên gia nước ngoài đánh giá tổng thể, kỹ lưỡng tình hình xâm thực, diễn biến sạt lở bờ biển, bồi lấp. Trước mắt cần có giải pháp cấp bách, bảo vệ an toàn cho người dân; khu vực nguy hiểm dù có một hộ dân cũng phải di dời. 

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng với nguồn lực có hạn, chính quyền cần chọn các điểm sạt lở khẩn cấp để tập trung xử lý trước. Cuối năm nay Bộ sẽ trình dự án tổng thể về ứng phó sạt lở bờ sông, bờ biển.

Phát biểu kết thúc cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, 60% GDP Việt Nam là từ các địa phương có biển. "Dải đất miền Trung hẹp nên việc lấn biển, giữ gìn đất đai, phát triển non sông đất nước rất quan trọng chứ không phải tư duy hết đất chạy lên núi", Thủ tướng nói. 

Lãnh đạo Chính phủ lưu ý phải bảo vệ tính mạng, tài sản người dân và các di sản văn hóa, giảm thiểu tối đa thiệt hại ở khu vực bị ảnh hưởng. Ông đồng ý về lâu dài, Bộ Nông nghiệp chủ trì đánh giá tổng thể căn bản tình trạng sạt lở bờ biển, cửa sông, đưa ra các giải pháp gắn với phát triển kinh tế xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: VGP.

Chủ tịch UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng trong quản lý vốn, xử lý thủ tục đầu tư công trình xây dựng chống sạt lở bờ biển và bồi lấp cửa sông.

"Đây là công trình cấp bách, theo Luật Đấu thầu được chỉ định thầu, nhưng nếu  không biết làm, tiền vào túi cá nhân sẽ thành câu chuyện tiêu cực. Tham nhũng trong những dự án phòng, chống thiên tai là tội ác", Thủ tướng nói và nhấn mạnh Chính phủ sẽ tăng cường kiểm tra chặt chẽ để "đồng tiền bát gạo của người dân được dùng đúng mục đích". 

Bộ Nông nghiệp phân bố nguồn lực hợp lý cho các địa phương theo thứ tự ưu tiên và mức độ cấp bách. Bên cạnh nguồn vốn Nhà nước, Thủ tướng nói cần huy động xã hội hóa, nguồn lực quốc tế, vốn ODA.

Về tình trạng bồi lấp cửa sông, Thủ tướng nêu rõ quan điểm, cửa sông phải được nạo vét để thông thủy, bảo đảm thuyền qua lại, nhất là cửa sông có tàu thuyền đánh cá vào ra nhiều. 

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần hướng dẫn về kỹ thuật, đồng thời kiểm tra, báo cáo Thủ tướng về các sự án phòng chống thiên tai tại miền Trung để đảm bảo an toàn, hiệu quả, tránh lãng phí. 

Các địa phương bị xói lở mạnh nhất tập trung ở Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận...

Sạt lở bờ biển đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của nhân dân cũng như phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, đặc biệt là ở xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế; Cửa Đại, Hội An, tỉnh Quảng Nam; xóm Rớ, phường Phú Đông và khu vực xã An Phú, Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên...


vnexpress.net
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet