Ý kiến trái chiều về các dự án lấn sông Hàn

Thứ ba, 07/05/2019, 21:17 GMT+7

Ngày 7/5, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị phản biện xã hội về dự án bất động sản và bến du thuyền Đà Nẵng (Marina Complex). Đây là hội thảo đầu tiên về dự án lấn sông đang được dư luận quan tâm.

Trước câu hỏi vì sao thành phố không tổ chức Hội thảo phản biện xã hội trước khi quyết định dự án, bà Đặng Thị Kim Liên (Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đà Nẵng) cho biết tháng 8/2017 đã có văn bản đề nghị Sở Xây dựng và UBND thành phố cung cấp hồ sơ, nhưng sau đó không được nên không tổ chức.

Chủ đầu tư khẳng định không sai

Bà Nguyễn Thị Như Loan - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai- chủ đầu tư dự án Marina Complex cho rằng, ven sông Hàn đã và đang có nhiều dự án. Trong đó Marina Complex và Olalani Riverside Tower cùng triển khai nhưng nhiều năm qua thành phố không tổ chức các hội nghị phản biện.

Theo bà Loan, khi quyết định rót tiền vào dự án này, đã tìm hiểu và biết các dự án ở khu vực nhạy cảm - cửa sông phải được phê duyệt trên cơ sở kết quả khảo sát địa chất, đánh giá tác động môi trường đối với dòng chảy, nhất là khả năng thoát lũ. Thành phố cũng đã xem xét rất kỹ mới phê duyệt quy hoạch tỷ lệ 1/500 để công ty thực hiện dự án.

Bà Loan nêu ý kiến tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Đông.

Bà Loan nêu ý kiến tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Đông.

"Công ty chỉ làm tiếp để hoàn thành đoạn bờ kè đã làm dở dang mà trước đây Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn đã làm nhưng dừng lại vì thiếu vốn. Chúng tôi luôn tuân thủ pháp luật và không vi phạm bất cứ điều gì", bà Loan nói và cho biết dự án đã trải qua hai lần đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng hạ tầng.

Khi thành phố thực hiện điều chỉnh dự án, doanh nghiệp đã đồng thuận giảm mật độ xây dựng và diện tích mặt nước, tăng không gian cây xanh...; không phân lô bán nền mà hình thành vệt đô thị để bán cho người mua. Tuy nhiên khi dư luận phản ứng thì thành phố lại tạm dừng dự án. "Doanh nghiệp rất lo lắng và bất an với cách hành xử của thành phố với nhà đầu tư", bà nói.

Cùng được chủ toạ mời giải trình, ông Nguyễn Quang Hải - Giám đốc công ty Mỹ Phúc - đầu tư dự án Olalani cho biết vệt đất ven sông này được thành phố làm bờ kè từ năm 2007, tạo ra khu đất sạch và tổ chức đấu giá. Dự án đã được cấp sổ đỏ và lần điều chỉnh gần đây cũng giảm nhiều mật độ xây dựng, nhà cao tầng.

Dự án Marina Complex có diện tích 17 ha, còn Olalani hơn 81 ha.

Cần giám định lại đánh giá tác động môi trường

Nhiều chuyên gia thuỷ lợi trình bày tại hội thảo đều cho rằng các dự án ở sông Hàn có ảnh hưởng đến dòng chảy nhưng ở mức rất thấp. Nước chỉ dâng cao thêm khoảng 5 đến 6cm so với mực lũ năm 1999.

TS Lê Song Giang (ĐH Bách khoa TP HCM) dẫn chứng các lát cắt địa hình dòng chảy ở khu vực gần cầu Thuận Phước để đưa ra kết luận: Khu vực san lấp dự án không làm gia tăng ngập lũ của Đà Nẵng mà ngược lại đã giúp nắn lại dòng chảy, làm thoát lũ tốt hơn.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác không đồng thuận. KTS Phan Đức Hải (Phó chủ tịch Hội quy hoạch và phát triển đô thị TP Đà Nẵng) cho rằng, dù dự án Marina Complex đã qua hai lần đánh giá tác động môi trường nhưng việc khẳng định không ảnh hưởng đến dòng chảy, đặc biệt là mùa mưa lũ là chưa thoả đáng.

"Sông Hàn chưa bao giờ ngập lụt, phía cửa sông ban đầu chỉ rộng 700 m thì qua quá trình xây dựng đã thu hẹp còn 500 m thì không thể nói là không bị tác động. Do đó chúng ta cần phải giám định lại các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án ven sông để trả lời một cách khách quan", ông nói.

Dự án lấn sông Hàn sẽ được thành phố tiếp tục điều chỉnh quy hoạch. Ảnh: Nguyễn Đông.

Dự án lấn sông Hàn sẽ được thành phố tiếp tục điều chỉnh quy hoạch. Ảnh: Nguyễn Đông.

Sông Hàn bắt đầu bị thu hẹp diện tích mặt nước từ năm 2009, sau khi thành phố giải toả vệt nhà chồ, di dời nơi neo đậu tàu thuyền. Khởi động bằng dự án làm cầu Thuận Phước ngay cửa sông, làm tuyến đường Lê Văn Duyệt nối tiếp đường Trần Hưng Đạo ở quận Sơn Trà (nơi đang có hai dự án triển khai).

"20 năm qua, quá trình đô thị hoá đã chèn ép sông Hàn ở nhiều vị trí, với các dự án phân khúc manh mún trong quy hoạch ngắn hạn. Dự án Marina ComplComplex bị dư luận phản ứng mạnh vì đây là khu vực tiếp tục làm thu hẹp lòng sông thêm 60 đến 100m nữa. Hình dáng tam giác của bờ kè gây ức chế về thị giác và xấu cảnh quan", ông Hải nói thêm.

Ông Trần Văn Thiết - Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng, cho biết Marina Complex là dự án thứ 5 lấn sông Hàn. Trong khi việc xây dựng và triển khai dự án chưa đúng quy trình khi chưa lấy ý kiến rộng rãi người dân, các chuyên gia, nhà khoa học nên vấp phải sự phản ứng của dư luận.

Trong khi đó, GS. TS Nguyễn Thế Hùng, Khoa Xây dựng Thuỷ lợi - Thuỷ điện (ĐH Bách khoa Đà Nẵng) cho biết do không được cung cấp bản đánh giá tác động môi trường của dự án cũng như các tính toán thuỷ văn, thuỷ lực trước và sau khi xây dựng bến du thuyền,... nên chưa thể khẳng định được việc ảnh hưởng đáng kể hay không.

Theo ông, ở cửa sông Hàn đã cho lấn vịnh Đà Nẵng, cùng với hệ thống bê tông, đá ngầm khi xây dựng cầu Thuận Phước và nhiều cây cầu khác nên chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc thoát lũ và bồi lắng cảng Tiên Sa. Do đó cần thuê chuyên gia tư vấn độc lập và có kinh nghiệm tính toán lại.

Cần ra nghị quyết về quy hoạch sông Hàn

Nhiều nhà trí thức và nghiên cứu lịch sử cho rằng, lập luận vệt lấn sông hiện tại dựa trên đê chắn sóng của người Pháp làm là chưa thuyết phục và thiếu khoa học. Vì thời điểm Pháp làm kè sông Hàn chưa có cầu Thuận Phước, các yếu tố địa hình tự nhiên, môi trường, khí tượng thuỷ văn cách nay cả trăm năm.

Ông Bùi Văn Tiếng - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử thành phố Đà Nẵng, thẳng thắn đề nghị chính quyền thành phố cho dừng dự án. "Quyết định cho tiếp tục triển khai thì dễ hơn so với quyết định không cho. Nhưng lãnh đạo Đà Nẵng không nên ngại khó để bất chấp dư luận, chọn phương án không xuất phát từ lợi ích của cộng đồng và phát triển bền vững", ông nói.

Ông Tiếng cho rằng thành phố nên dừng triển khai dự án lấn sông Hàn. Ảnh: Nguyễn Đông.

Ông Tiếng cho rằng thành phố nên dừng triển khai dự án lấn sông Hàn. Ảnh: Nguyễn Đông.

KTS Phan Đức Hải cho rằng, lấn sông làm đô thị chỉ thấy được lợi trước mắt, nhưng sẽ "đánh cắp không gian tương lai của con cháu". Cảnh quan sông biển là nơi phản chiếu rõ nhất hình ảnh quyền lực thành phố. Nếu dải đất này bị tư hữu hóa hoàn toàn hoặc bị chia cắt bởi nhiều dự án tách biệt thì quyền lực của đồng tiền và sự thiển cận đã lên ngôi", ông Hải nói và đề xuất hình thành dải công viên ven sông.

Ông Huỳnh Việt Thành, nguyên Phó giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng, thì cho rằng việc lấn sông làm khu đô thị ảnh hưởng dòng chảy là tất yếu và ai cũng nhìn thấy được. Tuy nhiên việc lấn sông không phải là nguyên nhân chính gây ngập úng, mà còn phụ thuộc vào lũ lụt theo chu kỳ, điều tiết của thuỷ điện ở thượng nguồn... 

Năm 2016, Đà Nẵng tổ chức cuộc thi quốc tế về quy hoạch kiến trúc cảnh quan sông Hàn, giải thưởng lên đến 1,7 tỷ đồng. "Đến nay thành phố chưa tổng kết xem giải pháp nào có thể sử dụng cho sông Hàn. Tôi cho rằng nên dựa vào kết quả cuộc thi để ban hành quy chế về quy hoạch sông Hàn, đưa vào nghị quyết HĐND thành phố và sau đó cứ thế áp dụng. Còn tình trạng nay thế này, mai thế khác thì nhà đầu tư sao yên tâm làm được", ông Thành nói.

Trong khi nhiều ý kiến tranh luận của các nhà khoa học và chuyên gia chưa tìm được tiếng nói chung, hội nghị dành thời gian để ông Đặng Việt Dũng - Phó chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng phát biểu, trong đó có nội dung chính thông báo việc lãnh đạo thành phố sẽ đàm phán với nhà đầu tư để điều chỉnh qui hoạch các dự án. 


vnexpress.net
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet