Việt Nam cam kết tới năm 2030, giảm 9% lượng phát thải khí nhà kính

Thứ tư, 03/10/2018, 22:18 GMT+7
(Xây dựng) – Trước thềm hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về chống biến đổi khí hậu (BĐKH) lần thứ 24 (COP24) dự kiến được tổ chức tại Ba Lan vào tháng 12/2018 tới đây, ngày 03/10, tại Hà Nội, Nhóm Công tác BĐKH tại Việt Nam (CCWG) đã tổ chức Hội thảo quốc tế “Trước COP24: Cơ hội và thách thức trong việc rà soát và thực hiện NDC”. NDC là “Đóng góp do quốc gia tự quyết định” nhằm thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH.

(Xây dựng) – Trước thềm hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về chống biến đổi khí hậu (BĐKH) lần thứ 24 (COP24) dự kiến được tổ chức tại Ba Lan vào tháng 12/2018 tới đây, ngày 03/10, tại Hà Nội, Nhóm Công tác BĐKH tại Việt Nam (CCWG) đã tổ chức Hội thảo quốc tế “Trước COP24: Cơ hội và thách thức trong việc rà soát và thực hiện NDC”. NDC là “Đóng góp do quốc gia tự quyết định” nhằm thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH.


Toàn cảnh Hội thảo quốc tế trước COP24.

Hội thảo được Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (Đức) hỗ trợ tài chính, thu hút sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ các Bộ, ngành tại Việt Nam, các đại sứ quán, nhà tài trợ, các tổ chức phi Chính phủ (NGOs) ở Việt Nam và quốc tế, các nhà khoa học, chuyên gia.


Ngài Wojciech Gerwe, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam.

CCWG tổ chức Hội thảo trước COP24 với mục tiêu làm rõ về những khó khăn, thách thức của Chính phủ Việt Nam trong quá trình rà soát và cập nhật NDC. Từ đó, các NGOs có thể xác định được những cách thức khả thi, những cơ hội để hỗ trợ Chính phủ trong quá trình cập nhật và thực hiện NDC sau này.

CCWG đồng thời chia sẻ những quan điểm của tổ chức về quá trình rà soát, cập nhập NDC hiện tại để Cục BĐKH và các chuyên gia trong ban soạn thảo báo cáo có thể cân nhắc, xem xét những ý kiến và đề xuất của NGOs trong bản NDC cập nhật.


Ông Phạm Văn Tấn - Phó Cục trưởng, Cục BĐKH, Bộ Tài nguyên và Môi trường, phát biểu tại Hội thảo trước COP24

Ngoài ra, việc tổ chức Hội thảo trước COP 24 còn nhằm xác định cách thức CCWG và Chính phủ có thể hợp tác trong quá trình rà soát NDC để chuẩn bị cho Hội nghị COP24, với sự tham gia của Đoàn đàm phán Việt Nam, bao gồm các thành viên của Chính phủ và NGOs.

Dự kiến, nội dung chính của Hội nghị COP24 sẽ thảo luận về mức cam kết đóng góp giảm lượng phát thải khí nhà kính của mỗi quốc gia trong quá trình rà soát và cập nhật NDC.

Theo ước tính, BĐKH toàn cầu làm thiệt hại khoảng 1.600 tỷ USD mỗi năm. Con số này có thể tăng lên hơn 4.000 tỷ USD vào năm 2030. Thỏa thuận Paris năm 2015 đã đặt ra mục tiêu tăng cường khả năng ứng phó với BĐKH toàn cầu thông qua việc hạn chế tăng nhiệt độ bề mặt trái đất ở mức thấp hơn 2 độ C, cố gắng hạn chế tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức thấp hơn 1,5 độ C so với giai đoạn tiền công nghiệp.


Các diễn giả thảo luận, trả lời câu hỏi của đại biểu tham dự Hội thảo trước COP 24.

Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế vẫn chưa có được sự nhất trí chung về mức độ cắt giảm phát thải khí nhà kính, đóng góp tài chính và các nỗ lực khác đủ để hạn chế tăng nhiệt độ “ở dưới mức 2 độ C”.

Theo Thỏa thuận Paris 2015, mỗi nước đều phải xây dựng và trình NDC, vạch ra những hành động liên quan đến khí hậu của các nước từ năm 2020 nhằm đạt được các mục tiêu đã được đặt ra trên quy mô toàn cầu.

Trong dự thảo báo cáo kỹ thuật NDC cập nhật do Bộ Tài nguyên và Môi trường trình bày vào tháng 8/2018, Chính phủ Việt Nam cam kết giảm 9% lượng phát thải khí nhà kính tới năm 2030 bằng nguồn lực trong nước so với kịch bản thông thường. Mức phát thải CO2 trong kịch bản thông thường được nâng từ 787,4 triệu tấn lên 888,8 triệu tấn. Năm cơ sở cập nhật cũng thay đổi sang năm 2014 thay vì năm 2010 như trong báo cáo ban đầu.

Nội dung sửa đổi của báo cáo chủ yếu bao gồm việc điều chỉnh năm cơ sở, các mục tiêu giảm lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản thông thường và bổ sung lĩnh vực mới cần tham gia vào công tác giảm thiểu, gọi chung là các quy trình công nghiệp bên cạnh những lĩnh vực đã được tính tới trong bản NDC trước (năng lượng, rác thải, sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất, lâm nghiệp và nông nghiệp).

Ông Hoàng Việt - Chủ tịch CCWG cho biết: Cho dù tất cả NDC của các quốc gia đã cam kết theo Thoả thuận Paris được thực hiện thì nhiệt độ bề mặt trái đất vẫn tăng cao hơn khoảng 2,5 - 3,5 độ C so với kỳ tiền công nghiệp, tức là chúng ta sẽ phải đối mặt với những hiện tượng thời tiết cực đoan, những thảm họa có liên quan đến khí hậu nhiều hơn nữa trong thời gian tới.

Chính vì vậy, nếu ngay từ bây giờ, chúng ta không đặt ra mục tiêu cắt giảm phát thải các loại khí nhà kính tham vọng hơn và triển khai hành động thực tế nhanh hơn nữa thì mục tiêu hạn chế tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C và thậm chí cả mục tiêu 2 độ C được đặt ra trong Thỏa thuận Paris cũng sẽ trở nên xa vời.

Việc cập nhật, sửa đổi NDC của Việt Nam rất cần có được sự hợp tác và cam kết mạnh mẽ của tất cả các cơ quan, ban, ngành của Chính phủ, từ cấp quốc gia đến cấp địa phương và cả các doanh nghiệp, cũng như cộng đồng, nhằm khẳng định vị trí của Việt Nam trong các bàn đàm phán quốc tế, giúp Việt Nam phát triển bền vững với một nền kinh tế carbon thấp, với khả năng chống chịu và thích ứng cao, tránh những thiệt hại không đáng có liên quan đến tính mạng, thu nhập của người dân cũng như những cơ sở hạ tầng vật chất chủ yếu do tác động của BĐKH.

Theo đánh giá của CCWG, Hội nghị COP 24, Diễn đàn các nước dễ bị tổn thương do BĐKH (CVF) và quá trình sửa đổi NDC đang diễn ra cho đến quý I/2019 chính là những cơ hội quan trọng để thay đổi vị thế của Việt Nam trên các bàn đàm phán khí hậu quốc tế.

“Để đạt được kết quả mong đợi tại COP24 sắp tới, các nhà lãnh đạo cần phải nắm lấy thời cơ và tận dụng những thuận lợi hiện có”, bà Yvonne Blos - Giám đốc Dự án BĐKH, Viện Friedrich-Ebert-Stiftung tại Việt Nam chia sẻ.


Bà Yvonne Blos - Giám đốc Dự án BĐKH Viện Friedrich-Ebert-Stiftung tại Việt Nam.

Bà Yvonne Blos cho biết thêm: Thành công của COP24 sẽ được đánh giá dựa trên các yếu tố sau: Liệu một bản quy tắc với tính ràng buộc cao có được phê chuẩn để triển khai Thỏa thuận Paris hay không? Liệu các nước có đặt ra các mục tiêu tham vọng hơn trong NDCs để giữ nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C?

Và làm sao để có được cơ chế tài chính khí hậu rõ ràng nhằm đảm bảo rằng sẽ có nhiều nguồn tài chính hơn dành cho nhóm người nghèo, những người phải chịu tác động nặng nề nhất từ khủng hoảng khí hậu? Nhìn chung, COP24 vẫn có thể có được kết quả khả quan nếu đạt được tất cả các mục tiêu trên.

Dịch Phong


baoxaydung.com.vn
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet