Vì sao nên phát triển Tp.HCM về hướng Gia Định - Củ Chi?

Thứ tư, 15/11/2017, 08:49 GMT+7

Đề xuất nghiên cứu lại ý tưởng của các nhà quy hoạch trước đây về định hướng phát triển đô thị chủ đạo của Tp.HCM vừa được Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) gửi lên UBND Tp.HCM. Theo đó, HoREA cho rằng nên phát triển TP về hướng Tây Bắc, nơi có địa hình cao, đó chính là khu vực Gia Định - Củ Chi.

Lý giải về đề xuất này, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA phân tích, Tp.HCM nên điều chỉnh hướng quy hoạch phát triển đô thị chủ đạo này để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Cụ thể, mực nước biển vẫn đang có xu hướng dâng lên cao, trong khi Tp.HCM là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi phần lớn diện tích TP thuộc khu vực thấp.

Người đứng đầu HoREA dẫn chứng, T.HCM là địa phương có địa hình thấp với độ cao chỉ từ 0,5m (tại huyện Nhà Bè, Cần Giờ) đến khoảng 32m (tại đồi Long Bình, quận 9). Vùng trũng thấp của thành phố nằm về phía nam - tây nam - đông nam thành phố, thuộc địa bàn các quận, huyện: Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, quận 7, quận 8, quận 2 và một phần quận 9.

Địa hình cao dần về phía bắc - đông bắc - tây bắc, bao gồm các quận, huyện: Củ Chi, Hóc Môn, quận 12, Gò Vấp cùng với một phần quận Thủ Đức và quận 9. Ngoài ra, việc thoát nước cho TP cũng gặp nhiều khó khăn do hệ thống sông Sài Gòn hoạt động theo chế độ bán nhật triều. Theo đó, chỉ cần nước biển dâng thêm 0,5m thì rất nhiều khu vực của Tp.HCM sẽ bị ngập nước.

vi-sao-nen-phat-trien-tp-hcm-ve-huong-gia-dinh-cu-chi-_1
Nên phát triển Tp.HCM về phía Tây Bắc thành phố vì
khu vực này có địa hình cao hơn

Chủ tịch HoREA nhận định: “Trong thời gian qua, thành phố đã phát triển rất mạnh về hướng biển, hướng nam - tây nam -  đông nam, nên vô hình trung đã tác động đến hướng thoát nước tự nhiên. Bên cạnh đó là việc quản lý chưa thật chặt chẽ hệ thống mốc cao độ, cốt san nền cũng là mặt còn hạn chế, cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa trong công tác quản lý nhà nước.

Để thành phố phát triển bền vững, Hiệp hội đề nghị điều chỉnh bổ sung hướng quy hoạch phát triển đô thị về vùng đất cao của thành phố, đó là khu vực Gia Định - Củ Chi cũ (một phần Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp, nhất là khu vực quận 12, Hóc Môn, Củ Chi), mà thành phố đã có quy hoạch phát triển Khu đô thị - công nghiệp Tây Bắc trên địa bàn huyện Hóc Môn - Củ Chi với quy mô lên đến 9.000 ha. Hiệp hội cũng rất hoan nghênh ý tưởng về đại lộ ven sông Sài Gòn từ Bến Súc, huyện Củ Chi qua huyện Hóc Môn, quận 12, Gò Vấp, Bình Thạnh về quận 1”.

Ông Châu cũng cho biết, về việc làm đại lộ ven sông Sài Gòn hiện đang có nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại vì cho rằng đây là trục đường hướng tâm sẽ khiến tình trạng ùn tắc giao thông nặng nề hơn, nhưng thực chất khái niệm "đại lộ" chỉ là đường đô thị.

Tại Tp.HCM, bên cạnh các tuyến đường vành đai 2, 3, 4, còn có nhiều tuyến đường trục hướng tâm đã được xây dựng, đưa vào khai thác và đang phát huy hiệu quả giao thông. Chẳng hạn như các tuyến đường sau: đại lộ Đông - Tây (đại lộ Võ Văn Kiệt), trục đường Bắc - Nam (đường Nguyễn Hữu Thọ), trục quốc lộ 22 nối với đường Trường Chinh - Cộng Hòa - Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

Vì thế ông Châu cho rằng, nếu được đưa vào quy hoạch và có lộ trình triển khai, thực hiện phù hợp thì đại lộ ven sông Sài Gòn sẽ trở thành tuyến đường song song với quốc lộ 22 (đường Xuyên Á) kết nối bằng tỉnh lộ 8 và các đường ngang khác. Sự kết nối này sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực phía tây bắc TP, từ đó lan tỏa sang các huyện Thuận An, Bến Cát của tỉnh Bình Dương; huyện Đức Hòa của tỉnh Long An và huyện Trảng Bàng của tỉnh Tây Ninh.

Theo Một Thế Giới


suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet