VEPR: Thị trường bất động sản còn ẩn chứa nhiều bất trắc

Thứ tư, 18/01/2017, 08:22 GMT+7

Theo cảnh báo của TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), những cú sốc từ bên ngoài có thể sẽ khiến tỷ giá và lãi suất năm 2017 tăng, tác động dây chuyền tới thị trường bất động sản.

vepr-thi-truong-bat-dong-san-con-an-chua-nhieu-bat-trac

Thị trường BĐS năm 2017 được dự báo có nhiều biến động

Vừa qua, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã tổ chức Tọa đàm Công bố Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý IV/2016.

Về chính sách tiền tệ năm 2016, VEPR đánh giá, điều hành tiền tệ trong năm 2016 là linh hoạt và chặt chẽ. Ngân hàng nhà nước (NHNN) vẫn theo sát mục tiêu ổn định lạm phát và thận trọng với mục tiêu này. Nhưng càng về cuối năm, các nhân tố làm tăng lạm phát xuất hiện càng nhiều hơn. NHNN đã có lưu ý về nguy cơ lạm phát quay trở lại trong năm 2017 và đã có những cân nhắc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới.

Sau 2 quý trầm lắng, thị trường BĐS đang có dấu hiệu ấm lên trong nửa cuối năm 2016, thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Lượng vốn đăng ký mới trong năm 2016 vào khu vực này đạt 1,52 tỷ USD và chiếm khoảng 10% tổng vốn, chỉ đứng sau nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo.

Song VEPR nhận định, thị trường BĐS còn ẩn chứa nhiều bất trắc, phụ thuộc vào điều kiện vĩ mô và đặc biệt là diễn biến lãi suất trong năm 2017.

Nhận định về triển vọng kinh tế năm 2017, TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng, điểm sáng của kinh tế Việt Nam năm 2017 được kỳ vọng là hoạt động của khu vực doanh nghiệp, nổi bật là khối doanh nghiệp chế biến, chế tạo. Doanh nghiệp đang có điều kiện phát triển thuận lợi khi Chính phủ mới bộc lộ rõ mối quan tâm trong cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh. Nghị quyết 19 và 35 của Chính phủ trong năm 2016 được kỳ vọng là sẽ giúp giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết cũng như hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân.

Nhưng thực tế cho thấy, cần có thời gian để đạt được sự phối hợp và nhất trí giữa các cơ quan thực thi hai nghị quyết này. Bên cạnh những vấn đề nội tại cố hữu của nền kinh tế nội địa, VEPR cũng cảnh báo những cú sốc từ bên ngoài.

Một là, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất cơ bản đồng thời gợi mở khả năng sẽ có 3 đợt tăng lãi suất trong năm 2017. Động thái này không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ mà còn ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu. Đây là một trong những thay đổi rõ rệt nhất là sự lên giá của đồng USD.  

Hai là, Việt Nam có thể phải tăng lãi suất tiền gửi để giúp giữ giá trị tiền đồng và giữ tiền trong hệ thống ngân hàng, khi đồng USD tăng giá. Điều này có thể khiến mặt bằng lãi suất tăng, từ đó dẫn tới phản ứng dây chuyền trên thị trường BĐS, làm giá có thể giảm hoặc tăng chậm hơn dự kiến (hạ nhiệt, nguội đi). Đồng thời, có thể gây rủi ro cho các dự án BĐS vốn đã đang trong tình trạng nhạy cảm và dễ tổn thướng. Tuy điều này chưa xảy ra rõ ràng, song cũng cần lưu ý.

Ba là, việc các nước xuất khẩu dầu đạt được đồng thuận về việc cắt giảm sản lượng khai thác kể từ tháng 1/2017 có thể đẩy giá dầu tăng trở lại. Dù điều này là có lợi cho cán cân ngân sách, việc giá dầu thô và các mặt hàng năng lượng tăng trở lại có thể tạo ra sức ép lên lạm phát trong nước, vốn đã bị đẩy lên trong thời gian gần đây do việc điều chỉnh giá các nhóm dịch vụ công.

Bốn là, ảnh hưởng của việc Thống thống đắc cử Mỹ Donald Trump phản đối ký kết TPP, có thể khiến làn sóng FDI vào Việt Nam suy giảm. Động thái này có thể gây ra một số hệ lụy nhất định, đòi hỏi sự cải cách tốt hơn điều kiện kinh doanh và năng lực sản xuất trong nước, nâng cao sức cạnh tranh nhằm duy trì động lực tăng trưởng cho Việt Nam.

Theo Báo đầu tư


suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet