Tiếp tục xuất hiện "cơn sốt" nhà đất mới tại TP.HCM?

Thứ ba, 25/07/2017, 14:55 GMT+7

Tại khu Bình Hưng Hòa (Bình Tân) - nghĩa trang lớn nhất thành phố, người dân có nhà lụp xụp xung quanh nghĩa trang cho biết nhiều ngày qua liên tục có từng tóp cò đất đến hỏi mua nhà. Song song đó, nhiều người dân cũng vay mượn tiền khắp nơi để sửa sang nhà cửa chờ đền bù giải tỏa.

Ông Nguyễn Quang Phúc, một nhà đầu tư tại Tp.HCM vừa quyết định bán tháo cả 3 nền đất đầu tư tại Thuận An, Bình Dương, chấp nhận lỗ vốn để rút khỏi thị trường. “Nhiều người khuyên tôi lỡ đợi rồi thì nên chọn cách kiên trì. Nhưng đã 5 năm trôi qua, khu này chưa có chút thay đổi nào về hạ tầng, mà đến lúc đó cũng không chắc thị trường sẽ chuyển biến tốt. Dù tiếc khoản đầu tư lâu ngày, tôi vẫn cảm thấy rút lui thời điểm này là sáng suốt”, ông Phúc nói.

Cũng rút lui khỏi thị trường Bình Dương do mất niềm tin về khả năng tăng trưởng của khu vực này, ông Ngô Hiếu Công, một nhà đầu tư Tp.HCM cho rằng, Bình Dương đang thiếu các dự án phát triển hạ tầng giao thông trọng điểm, hơn nữa việc di chuyển đến Tp.HCM vốn mất nhiều thời gian lại thường xuyên tắc nghẽn. So với Đồng Nai được đầu tư mạnh về hạ tầng dịch vụ, nhà đất Bình Dương rất khó thu hút được nhà đầu tư ngoại tỉnh, nhất là từ Tp.HCM. Cũng theo nhà đầu tư này, do nguồn cung nhà đất Bình Dương còn nhiều, trong khi nhu cầu mua thấp khiến mảnh đất của ông không thể bán ra với giá kỳ vọng.

Theo tìm hiểu của PV, ngoài một số khu vực giáp ranh quận Thủ Đức, quận 9 hay quận 12 của Tp.HCM như An Phú, An Thạnh, Lái Thiêu, Phú Cường có giao dịch tương đối khả quan, tình trạng mua bán đất nền trên các địa bàn trọng điểm như Tân Uyên, Bàu Bàng, Bến Cát, Thủ Dầu Một vẫn không mấy khởi sắc từ đầu năm đến nay. Số lượng sản phẩm ký gửi bán ra từ nhà đầu tư luôn cao gấp 3-4 lần so với số yêu cầu tìm mua vào. “Dù nhiều nhà đầu tư yêu cầu không cần lời, chỉ cần thu hồi vốn và bán nhanh nhưng do số sản phẩm nhiều nên bán ra khá chậm và rất ít khách hỏi mua”, một môi giới địa phương chia sẻ. Trong khi nhu cầu mua đa phần là đất thổ cư ngay trong khu dân cư hiện hữu, nhu cầu bán lại chủ yếu rơi vào đất nền dự án quy hoạch lâu năm chưa có biến động về hạ tầng và dân cư thưa thớt. Xét về nguồn cung, thời gian qua các chủ đầu tư không triển khai thêm dự án nào mới, chỉ mở bán giai đoạn tiếp theo của dự án hiện hữu, dù vậy giao dịch đất nền vẫn rất khó khăn. Thậm chí ngay cả dự án đã hoàn thiện hạ tầng cơ bản, có cư dân sinh sống vẫn không thu hút được thêm người mua dù nhà đầu tư chào bán giá thứ cấp gần như không có chênh lệch lớn.

tiep-tuc-xuat-hien-con-sot-nha-dat-moi-tai-tp-hcm-Nhiều dự án bất động sản tại Bình Dương gần như bỏ không khiến nhà đầu tư
ngày càng mất niềm tin. Ảnh minh họa. Nguồn: Vietnamnet

Đại diện một sàn giao dịch (SGD) tại Bến Cát cho rằng, nguyên nhân khiến giới đầu tư quay lưng với Bình Dương là do thực trạng dự án hiện hữu không thu hút người về sinh sống, dịch vụ bỏ không. Chẳng hạn dự án Golden Center City nằm trên mặt tiền quốc lộ 13, thị xã Bến Cát, dù hệ thống hạ tầng đã hoàn thiện, các công trình xây dựng cũng đang được thi công nhưng rất ít cư dân về sinh sống, phần lớn diện tích bỏ trống là đất của nhà đầu tư. Còn KĐT Golden Center City 2 dù giao dịch hết từ đầu 2016 nhưng mới có vài căn nhà đang xây dựng, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, các tiện ích như quảng cáo vẫn còn nằm trên giấy. Các nền đất ở đây đang được nhà đầu tư rao bán thứ cấp tràn lan với đủ loại giá.

Tương tự, tại một số dự án khác như The Morning City (Thủ Dầu Một), dù đã triển khai hơn 5 năm mà giờ chỉ lác đác một vài ngôi nhà được xây dựng, đa phần là đất trống để không. Theo các môi giới quanh đây, dự án không được người mua ưa chuộng do hạ tầng dịch vụ thiếu thốn, lại không có nhiều tiềm năng phát triển nên nhiều nhà đầu tư đang muốn ‘bỏ của chạy lấy người’. Cũng tại khu Mỹ Phước, đất thuộc dự án Ecolake dù được quảng bá bán hàng rầm rộ nhưng giao dịch khá chậm. Nhiều nhà đầu tư lâu năm rao bán cắt lỗ, bán vốn gốc, thậm chí chịu lỗ phần nhiều để đẩy hàng đi nhưng vẫn không bán ra được.

Một dự án khác là Civilized City (Tân Uyên) cũng rất hoang vu sau 5 năm triển khai. Ngoại trừ một vài dãy nhà cấp 4 xây sơ sài, khu này hầu như vắng bóng người. Dân cư quanh đây cho biết, đất ở dự án rao bán rất nhiều, muốn mua vị trí nào cũng có. Giá rao bán công khai vào khoảng tầm 3– 5 triệu/m2, tuy nhiên vài nhà đầu tư sẵn sàng hạ xuống tầm  2,5-4 triệu/m2.

Anh Nguyễn Trung Thuận, đại diện SGD Nhà Đất Bình Dương cho biết, từ 2016 đến nay, đất nền Bình Dương vẫn ghi nhận tăng giá, mức tăng từ 7-10% tùy từng thời điểm. Tuy nhiên hầu hết mức giá này là do các CĐT tự tăng qua mỗi đợt bán hàng, theo cam kết tăng giá bán trước đó với khách mua. Đất ở các dự án hiện hữu lâu năm vẫn được môi giới thổi giá theo thời gian nhưng không có mấy nhu cầu giao dịch thật. Vậy mới có tình trạng, đất bán không được mà giá cứ tăng đều đều theo quý, cuối cùng dẫn đến tình trạng nhiều nhà đầu tư không kiên trì được, quyết định bán tháo, cắt lỗ, hạ giá bán xuống tầm 1-2 triệu/m2 so với giá thị trường.

Cuộc tháo thân khỏi thị trường Bình Dương được cho là sẽ còn tiếp diễn nếu như tỉnh tiếp tục thiếu những điều chỉnh về chính sách phát triển cũng như biện pháp thu hút đầu tư mới trong thời gian tới đây.

Theo Tuổi trẻ Online


suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet