Phát huy giá trị di sản kiến trúc trong công cuộc cách mạng 4.0

Thứ ba, 28/05/2019, 19:44 GMT+7

Cơ sở xác định giá trị di sản kiến trúc dựa vào Hiến chương Venice 1964 trong việc trùng tu là làm sáng tỏ những giá trị về thẩm mỹ và lịch sử trên cơ sở gìn giữ chất liệu gốc và các cứ liệu xác thực của di tích. Đến văn kiện Nara năm 1994, tính xác thực của di tích không chỉ dừng lại ở các yếu tố mang tính vật thể như cách hiểu theo thông lệ, mà còn phải kể đến các yếu tố văn hóa phi vật thể, phù hợp với thực tế của thời đại như: Di sản kiến trúc là di sản văn hóa, theo Luật Di sản năm 2013, bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước CHXHCN Việt Nam.


Công trình Dinh Thượng thơ, nay là trụ sở Sở TT&TT TP.HCM, được xây dựng từ năm 1864. Nhiều người dân và chuyên gia phản đối kế hoạch phá bỏ công trình cổ này để cải tạo trụ sở UBND - HĐND TP.HCM.

Ở một góc độ nhỏ, như một ví dụ, về di sản kiến trúc nhà ở trước năm 1975 tại miền Nam. Đây là một khối tài sản rất lớn rải rác từ nông thôn đến thành thị, từ những di sản kiến trúc đã xếp hạng (di tích kiến trúc) hay chưa xếp hạng đều chưa đánh giá được hết giá trị di sản cũng như tính phổ biến về nhận biết (thông tin). Vậy nên chăng, cần xác định lại giá trị các di sản kiến trúc nhà ở miền Nam trước 1975 nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị này trong cuộc cách mạng 4.0. Di sản kiến trúc nhà ở miền Nam trước 1975 được chia theo dòng lịch sử và đặc điểm nghệ thuật kiến trúc, bao gồm: Nhóm nhà cổ thuộc giai đoạn triều Nguyễn có các thể loại như: Nhà gian chái kiểu vì kèo của người Việt (vì kèo xuyên trếnh, vì kèo nọc ngựa, nhà thảo bạc), nhà người Hoa, nhà người Khmer, Chăm; nhóm nhà cổ thời kỳ thuộc Pháp, đây là những di sản kiến trúc chứa đựng sự dung hợp văn hóa phương Tây trong ngôi nhà Việt, Khmer, Chăm; nhóm nhà thời kỳ Việt Nam Cộng hòa, đây là những di sản mang đặc điểm của dòng kiến trúc hiện đại như chung cư, các nhà liền kề phố và biệt thự…

Để phù hợp với xu thế phát triển của đất nước trong công cuộc cách mạng 4.0, giá trị di sản kiến trúc nói chung và giá trị di sản kiến trúc nhà ở miền Nam nói riêng không nên chỉ nhìn nhận ở một khía cạnh khuôn mẫu chỉ về tính lịch sử, nghệ thuật, địa điểm hay những đặc điểm kiến trúc thuần túy. Việc chuyển đổi công năng sử dụng hợp lý, khai thác quảng bá giá trị di sản mà vẫn giữ gìn được di sản mới thật sự là bài toán khó. Thiết nghĩ, giá trị di sản kiến trúc nên được định như sau: Giá trị di sản kiến trúc bao gồm = giá trị vật thể: (giá trị kiến trúc, giá trị về địa điêm, giá trị kỹ thuật) + giá trị phi vật thể (gái trị chuyển đổi công năng, giá trị truyền thông, giá trị tinh thần). Với sự định lại giá trị di sản kiến trúc theo cách trên có thể nâng cao hiệu quả cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc nhà ở khu vực miền Nam trước 1975, từ đó là cơ sở để định hướng phát triển kinh tế di sản.

 


ThS.KTS Cao Đình Sơn/baoxaydung.com.vn
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet