Nhiều công trình đầu tiên do người Pháp xây dựng tại Sài Gòn đến nay đã hơn 1 thế kỷ vẫn đang được sử dụng với nhiều công năng khác nhau, trong đó có một số nơi được xem là di sản, biểu tượng của thành phố...
Bờ sông Sài Gòn chụp vào năm 1929 từ khu vực công trường Mê Linh (quận 1) đến quận 4. Bờ sông Sài Gòn nhìn từ phía Thủ Thiêm (quận 2). Các cao ốc mọc lên kéo dài từ công trường Mê Linh đến phía bờ quận 4. Đây là khu vực mệnh danh là khu vực đất vàng của Sài Gòn.
Hình ảnh chợ Bến Thành khoảng năm 1910-1920. Đây là chợ được xây dựng bởi hãng Brossard et Mopin của Pháp. Được xây dựng theo kiểu chợ trung tâm Les Halles ở Paris. Chợ có 4 cửa chính và đặt tên theo các hướng Đông, Tây, Nam và Bắc. Bên trên cửa hướng Nam (biểu tượng chợ Bến Thành) có một tháp đồng hồ lớn ba mặt, là biểu tượng của chợ. Hơn 100 năm tồn tại, chợ Bến Thành đã đi vào ký ức nhiều thế hệ người dân và được xem như biểu tượng của Sài Gòn.
Nhà thờ hoàn thành vào năm 1880, đến năm 1895 có thêm hai tháp nhọn như ngày nay. Năm 1959, tượng đài Đức Mẹ Hòa Bình được xây dựng. Nhà thờ đang được trùng tu toàn diện và dự kiến sẽ xong vào năm 2023.
Tòa thị chính hay còn gọi là Dinh Xã Tây được xây dựng từ năm 1898. Hai cánh trái và phải tòa nhà được xây thêm một tầng lầu vào những năm 1950. Sau năm 1975, tòa nhà trở thành trụ sở UBND TPHCM. Sau này, UBND TPHCM xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chính Minh. Phía trước là quảng trường rộng lớn hay còn gọi là phố đi bộ Nguyễn Huệ. Là nơi vui chơi giải trí, tổ chức các sự kiện lớn của TPHCM.
Tòa nhà xây dựng năm 1930 và là trụ sở của Ngân hàng Đông Dương (có trụ sở chính tại Pháp). Sau năm 1975, trở thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh TPHCM.
Được xây dựng trong khoảng từ năm 1886-1891 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư người Auguste-Henri Vildieu. Đây là công trình mang phong cách châu Âu kết hợp nét trang trí châu Á. Nơi đây vừa là điểm giao dịch bưu điện, vừa là trụ sở của Sở Bưu chính Nam kỳ. Sau năm 1975, trở thành trụ sở Bưu điện TPHCM trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Nơi đây là điểm đến không thể thiếu của du khách nước ngoài mỗi khi đặt chân đến TPHCM.
Năm 1868, chính quyền Pháp bắt đầu cho thiết kế và xây dựng tại trung tâm thành phố Sài Gòn một Dinh thự làm nơi ở cho Thống đốc Nam kỳ, khi xây xong có tên gọi là Dinh Norodom. Ngày nay, Dinh Ðộc Lập là di tích quốc gia đặc biệt được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan và là nơi tổ chức nhiều sự kiện lớn của thành phố.
Hoàn thành vào năm 1990 với khán phòng có 3 tầng, tổng cộng khoảng 800 chỗ ngồi. Phía trước nhà hát là quảng trường rộng lớn. Năm 1998, nhà hát được sửa chữa và phục chế lại mặt tiền theo nguyên mẫu năm 1990.