Ngôi chùa kiến trúc Angkor đẹp bậc nhất ở Bạc Liêu

Thứ ba, 09/10/2018, 18:56 GMT+7
Chùa Xiêm Cán mang lối kiến trúc Angkor, là công trình tôn giáo độc đáo của vùng Nam Bộ.

Chùa Xiêm Cán mang lối kiến trúc Angkor, là công trình tôn giáo độc đáo của vùng Nam Bộ.

Chùa Xiêm Cán là quần thể kiến trúc tôn giáo cổ và lớn bậc nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Chùa cách trung tâm thị xã Bạc Liêu khoảng 7 km về phía đông nam. Trong tiếng Khmer, chùa Xiêm Cán có nghĩa là "Sông sâu" (Kouphir Sakor Prekchrou).

Khuôn viên chùa rộng hơn 4 ha, bao quanh là tường rào chạm khắc Rắn thần và nhiều hoa văn rực rỡ. Đây là ngôi chùa Phật giáo tiểu thừa được xây dựng theo lối kiến trúc Angkor đặc trưng của người Campuchia. Chánh điện của chùa thường quay về hướng đông vì người Khmer tin rằng con đường tu hành của Phật đi từ Tây sang Đông.

Chùa là trung tâm tôn giáo lớn và đẹp bậc nhất của người Khmer ở Bạc Liêu và cả vùng Nam Bộ, khởi công từ năm 1887. Khuôn viên chùa rộng, có nhiều hạng mục như: chánh điện, sala, mộ tháp… Các công trình này cách nhau cả trăm mét, xen giữa là những khoảng sân, mảnh vườn, cây cối, tạo một không gian thanh bình, yên ả.

Người Khmer theo Phật giáo tiểu thừa, thờ phật Thích Ca. Hiện chùa có đến 115 pho tượng các loại làm bằng xi măng, đất, một bia đá và một quả chuông có từ năm 1887.

Hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, chùa Xiêm Cán không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh, văn hóa nghệ thuật của người dân Khmer, mà còn là nơi chứng kiến nhiều biến cố của lịch sử. Chùa còn lưu giữ bộ sách Khmer cổ được viết trên lá cây dày đến 70 trang.

Khắp các công trình kiến trúc trong chùa, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều tượng rắn thần Naga 5 đầu. Đây là hình ảnh tượng trưng cho lòng vị tha của Đức Phật, ngụ ý rằng giáo lý Phật pháp soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn đã được thuần hóa và phục thiện.

Chánh điện của chùa nằm trên nền cao 1,5 m, chia làm nhiều cấp bậc và có hành lang bao xung quanh. Trên chánh điện có khắc tượng hình Xa Nặc dắt con bạch mã Kiền Trắc đưa Thái tử Tất Đạt Đa qua sông đi tìm đường giác ngộ.

Người Khmer có niềm tin mãnh liệt vào tôn giáo. Họ coi việc cúng dường xây chùa là một phần trong cuộc sống. Con trai từ 11 tuổi trở lên sẽ được vào chùa tu dường, báo hiếu cho cha mẹ, ông bà. Nhà nào có con tu càng lâu trong chùa thì càng có phước.

Bên trong chánh điện là hai hàng cột cao nâng đỡ mái chùa. Mái được cấu trúc thành nhiều tầng lớp chồng lên nhau, tạo ra khoảng không gian cao vút, hòa với đỉnh nhọn như một chóp tháp. Chánh điện chỉ thờ duy nhất Đức Phật Thích Ca với các bức tượng ở nhiều tư thế khác nhau như Phật ngồi trên mình rắn Naga, Phật ngồi thiền định, Phật đi khất thực, Phật nhập Niết bàn...

Trên trần nhà là những bức bích họa kể về công việc và con đường tu hành của Đức Phật.

Người dân Khmer mỗi tháng đến chùa bốn lần để lễ Phật, tụng kinh, tu dưỡng đạo đức để mong được hưởng quả phúc. Họ coi chùa còn quan trọng hơn nhà mình. Ngoài nhiệm vụ chính là thực hiện các hoạt động tôn giáo, chùa còn là trung tâm văn hóa giáo dục của phum, sóc (làng, xã). Trong khuôn viên chùa có trường học dạy chữ Khmer, chữ Pali, dạy kinh... Đây cũng là nơi lưu giữ các tập truyện kể dân gian xưa và nay hoặc các vốn văn hóa truyền thống.

Chùa Xiêm Cán trước đây thể hiện tính truyền thống cũng như tính khép kín của cộng đồng dân tộc. Những đời trụ trì trước đây quan niệm chùa là nơi tu hành, yên tĩnh nên rất hạn chế du khách ghé thăm. Nhiều năm gần đây, chùa đã mở cửa cho du khách và trở thành một trong những điểm đến thu hút du khách của Bạc Liêu.

Nâng cao năng lực quản lý điểm đến – Giải pháp cho phát triển du lịch bền vững là một trong 9 nội dung được thảo luận tại Diễn đàn Cấp cao Du lịch Việt Nam, thuộc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018 (Vietnam Economic Forum – ViEF) sắp được tổ chức tại Hà Nội.

Diễn đàn là sự kiện gặp gỡ, đối thoại và hội đàm cấp quốc gia lần đầu tiên của ngành du lịch; là cơ hội để các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước nắm bắt toàn diện hơn các cơ chế, chiến lược, tiềm năng quốc gia cũng như những vấn đề còn tồn tại, thách thức cho sự phát triển của du lịch Việt Nam. Chương trình do Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) phối hợp cùng VnExpress và Hội đồng tư vấn du lịch TAB tổ chức. Theo dõi chương trình và đăng ký tham dự tại: https://vief.vnexpress.net/

 


Theo Khương Nha/VnExpress.net


baoxaydung.com.vn
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet