Hà Nội tiếp tục thay "áo mới" cho hàng trăm vỉa hè

Thứ tư, 10/04/2019, 16:42 GMT+7

Sau khi Hà Nội ban hành quyết định về “thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn thành phố”, nhiều tuyến phố của quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Hà Đông lại tiếp tục được thay “áo mới”.

Một trong những tuyến phố đầu tiên được "thay áo" vỉa hè là phố Trích Sài (quận Tây Hồ). Gạch ốp vỉa hè cũ được thay thế bằng gạch bê tông bọt CLC hay còn gọi là gạch vân đá.

Mới đây, UBND TP Hà Nội ra Quyết định số 1303/QĐ-UBND về việc ban hành “Thiết kế mẫu vỉa hè đường đô thị trên địa bàn thành phố”.

Theo đó, các khu vực xung quanh công trình văn hóa, di tích, công trình cần bảo tồn, tuyến phố đi bộ, khu vực trước trụ sở các Đại sứ quán và tổ chức quốc tế, vật liệu lát hè và kết cấu vỉa hè có thể được lựa chọn riêng biệt phù hợp với tính chất công trình, yêu cầu về bảo tồn và theo thiết kế được cơ quan chuyên ngành thẩm định, phê duyệt.

Theo quyết định của UBND TP Hà Nội, hơn 100 tuyến phố được đề xuất lát hè bằng đá tự nhiên như: Chu Văn An, Nguyễn Cảnh Chân, Hoàng Văn Thụ, Tây Sơn, Trích Sài, Quảng Bá, Nguyễn Đình Thi... Khoảng 170 tuyến phố lát hè bằng gạch tezarro hoặc gạch bê tông vân đá, gồm: Lê Trực, Ngọc Khánh, Vạn Bảo, Đốc Ngữ, Hồ Đắc Di, Nam Đồng, Phương Mai... 19 tuyến phố được đề xuất lát hè bằng vật liệu gạch block, trong đó có Hoàng Ngọc Phách, Nguyên Hồng, Đoàn Thị Điểm, Bích Câu...

Diện mạo mới tại một số khu vực vỉa hè trên phố Trần Đăng Ninh sau khi hoàn thành việc lát đá.

Nhiều người dân sống trên tuyến phố Trần Đăng Ninh chia sẻ, việc TP Hà Nội chủ trương đẩy mạnh công tác cải tạo chỉnh trang vỉa hè không chỉ đảm bảo mỹ quan đô thị mà còn giúp cho người dân có thể đi lại thuận tiện, dễ dàng hơn.

Thành phố quy định, chỉ thực hiện lát đá vỉa hè với điều kiện đã hạ ngầm hệ thống dây nối đồng bộ hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, nổi, các công trình kiến trúc hai bên đường đã được xây dựng ổn định; đồng bộ với việc cải tạo chỉnh trang mặt tiền các tuyến phố.

Tuyến phố Tô Hiệu (quận Hà Đông) đang được bóc ra để lát lại.

Tuy nhiên, việc "thay áo" vỉa hè trên nhiều tuyến phố cũng gây ra ảnh hưởng phần nào tới giao thông cũng như sinh hoạt của các hộ dân.

Thành phố quy định giao trách nhiệm cho UBND cấp quận, huyện về quản lý cấp phép trông xe trên vỉa hè. Đồng thời, quận huyện cũng có thẩm quyền lựa chọn vật liệu lát hè phù hợp với mục tiêu dự án.

Từ năm 2010 đến nay, Hà Nội đã có 3 lần "đại tu" vỉa hè với sự thay thế của nhiều loại vật liệu khác nhau nhưng chưa có một vật liệu nào có thể sử dụng lâu dài do thiếu đồng bộ về hạ tầng, kế hoạch thực hiện, quá trình thi công và chất lượng vật liệu. Trong khi đó, tình trạng vỉa hè lởm chởm, gồ ghề, xuống cấp vẫn còn xuất hiện ở nhiều tuyến phố hiện nay đã ảnh hưởng lớn đến người đi bộ và mỹ quan đô thị.

Chính vì vậy, theo các chuyên gia, trước khi triển khai đồng loạt thì nên chọn cách làm hiệu quả là khắc phục tình trạng xuống cấp ở nhiều tuyến phố hiện nay, tránh trường hợp nhiều tuyến phố dù gạch cũ vẫn còn tốt nhưng lại bị cạy lên để lát vật liệu mới gây lãng phí.

Cũng trao đổi về vấn đề này, ông Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội cho rằng: “Vỉa hè là một bộ phận góp phần tạo nên diện mạo của đô thị. Chỉnh trang là chủ trương đúng nhưng cần nghiên cứu và có kế hoạch bài bản. Vì vậy, vỉa hè phải đáp ứng tiêu chí đẹp và bền vững. Từ thực tế đã triển khai, các quận huyện cần rút kinh nghiệm khi thi công. Trong quá trình thi công, cần chú trọng đặc tính riêng của từng tuyến phố. Cốt nền ở mỗi khu vực là khác nhau, mỗi nơi có độ lún, độ chịu tải khác nhau. Chỉ cần không có sự đồng đều ở cốt nền sẽ xảy ra hiện tượng bong tróc vỉa hè hàng loạt”.


Khánh Hòa / baoxaydung.com.vn
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet