Hà Nội dẹp xóm cà phê đường tàu

Thứ năm, 10/10/2019, 10:51 GMT+7

8h30 sáng 10/10, khi các du khách đi vào khu vực xóm cà phê đường tàu thì hàng chục cảnh sát đứng chốt ở đây đã yêu cầu quay ra. Phía bên trong, các chủ quán được đề nghị không kê bàn ghế ra cạnh đường ray, dán cam kết không lấn chiếm vỉa hè, hành lang đường sắt.

Công an quận Hoàn Kiếm đi nhắc nhở các chủ quán cam kết không bày bàn ghế ra đường tàu. Ảnh: Giang Huy.

Công an quận Hoàn Kiếm đi nhắc nhở các chủ quán cam kết không bày bàn ghế ra đường tàu. Ảnh: Giang Huy.

Thượng tá Bùi Văn Đang, Phó Công an quận Hoàn Kiếm cho hay, khu vực nêu trên có khoảng hơn 20 quán cà phê, trà đá. Từ đầu năm 2019, nhiều du khách nước ngoài và các bạn trẻ đến đây chụp hình, trong khi dãy quán chỉ cách đường ray 2 m (quy định khoảng cách an toàn tối thiểu là 5m).

"Từ tháng 6, chúng tôi đã vận động và xử lý nhiều chủ kinh doanh vi phạm hành lang đường sắt nhưng tình trạng này chưa được xử lý dứt điểm. Do địa điểm này thu hút nhiều du khách, các chủ quán vẫn vi phạm", ông Đang nói và cho biết công an quận cũng sẽ đề nghị các công ty du lịch nhắc nhở du khách, không tổ chức lịch trình đến khu vực đường tàu; lắp thêm các biển cảnh báo nguy hiểm bằng tiếng Việt và tiếng Anh, tổ chức nhóm tuần tra thường xuyên.

Là người đầu tiên mở quán cà phê cạnh đường tàu cách đây một năm, anh Lê Tuấn Anh (46 tuổi, 2/5 Trần Phú, Hàng Bông, Hoàn Kiếm) nói, "dãy quán nở rộ bắt nguồn từ nhu cầu của du khách". Nhiều người đến đây đi dạo, chụp ảnh trải nghiệm cuộc sống của người dân hai bên đường tàu nhưng không có điểm dừng chân, nghỉ ngơi.

Theo anh Tuấn Anh, hầu hết cư dân ở đây đều từng là cán bộ, công nhân của ngành đường sắt. Từ khi dãy quán được mở ra, trung bình mỗi ngày có khoảng 300 khách, đem lại nguồn thu nhập cho các hộ dân.

"Chúng tôi không bị yêu cầu đóng cửa hay tháo dỡ biển, nhưng cảnh sát dựng rào bên ngoài, đề nghị du khách không vào thì coi như đã cấm. Tôi nghĩ chính quyền và hộ kinh doanh có thể cùng trao đổi với nhau để đưa ra giải pháp thay vì cấm", anh Tuấn Anh nói.Giải pháp được một số hộ kinh doanh đề xuất là họ tự làm các rào chắn, vạch sơn và yêu cầu du khách đứng phía trong để đảm bảo an toàn. Trường hợp hộ kinh doanh nào vi phạm, để khách ra đứng ở đường ray thì phạt nặng hoặc cấm kinh doanh.

Thiếu tá Nguyễn Văn Khương, Đội phó CSGT đường sắt (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cho biết, từ đầu năm đến nay, lực lượng cảnh sát giao thông đã xử lý 3.990 trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt, trong đó có các hộ kinh doanh ở khu vực đường tàu đường Phùng Hưng, Trần Phú, Điện Biên Phủ. 

"Chúng tôi yêu cầu hộ kinh doanh giải khát ven hai bên đường sắt ký cam kết đảm bảo an toàn giao thông nhưng cứ vắng lực lượng chức năng họ lại tái vi phạm" ông Khương nói.

Du khách bị chặn đường vào phố đường tàu
 
 

Du khách bị chặn lối vào phố cà phê đường tàu. Video: Lộc Chung.

Trung tá Hoàng Ngọc Quyết, Phó Công an quận Ba Đình cho biết, địa bàn quận có 200 m đường sắt chạy qua, hiện có 2 quán cà phê và một quán trà đá mở ở ven đường tàu. Khu vực này vốn là khu tập thể cũ của cán bộ công nhân đường sắt, qua nhiều năm xây dựng, nhiều lần sang nhượng nên hành lang đường sắt bị lấn chiếm. Tâm lý chung của các hộ kinh doanh, một hộ mở quán ra đông khách, các hộ khác tiếp tục mở theo. "Tôi nghĩ để giải quyết dứt điểm phải xác định lại ranh giới an toàn giao thông đường sắt, bố trí lực lượng cắm chốt thường xuyên", ông Quyết nói.

Sáng hôm qua (9/10), Công an quận Ba Đình cũng đã cử lực lượng cắm chốt, yêu cầu các hộ kinh doanh ký cam kết không lấn chiếm hành lang đường sắt.

Ngày 7/10, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo lãnh đạo các quận huyện xử lý nghiêm hành vi vi phạm hành lang đường sắt, hoàn thành trước 12/10 theo đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải.

Tất Định 


vnexpress.net
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet