Có nên cấm triệt để hoạt động kinh doanh trong chung cư?

Thứ năm, 16/03/2017, 10:23 GMT+7

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh tại Tp.HCM đang tỏ ra hoang mang trước quy định “trục xuất” doanh nghiệp ra khỏi chung cư. Một bộ phận bắt đầu rục rịch di dời trong khi bộ phận khác thậm chí phản ứng lại quy định.

Chung cư chỉ dùng để ở

UBND Tp.HCM vừa ban hành văn bản với nội dung yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh, văn phòng đại diện… tại các chung cư phải chấm dứt hoạt động tại chung cư, chuyển sang mặt bằng khác không phải là chung cư để hoạt động.

Theo đó thành phố đã giao Sở Xây dựng phổ biến rộng rãi các quy định về quản lý sử dụng chung cư trên địa bàn, yêu cầu UBND các cấp chịu trách nhiệm tổ chức đợt tổng kiểm tra, rà soát và xử lý vi phạm của các doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh cũng như các hộ kinh doanh đang đăng ký kinh doanh tại căn hộ chung cư trên địa bàn.

Nội dung văn bản đã dấy lên một “cơn bão” đối với những người đang hoạt động kinh doanh tại các khu vực chung cư. Thực tê việc các hộ dân cư, các công ty tận dụng căn hộ chung cư để hoạt động kinh doanh đã diễn ra lâu năm và khá phổ biến tại các thành phố lớn.

Theo thống kê hiện có đến trên 2000 doanh nghiệp đang đăng kí trụ sở ở tòa nhà chung cư. Do đó “lệnh cấm” của thành phố khiến các đơn vị kinh doanh rất hoang mang, nhất là những đơn vị đã kinh doanh có thương hiệu hoặc có đầu tư đáng kể như: văn phòng bất động sản, siêu thị mini, cửa hàng tiện dụng, trường mẫu giáo tư thục, quán café…

co-nen-cam-triet-de-hoat-dong-kinh-doanh-trong-chung-cu-
Quy định cấm hoạt động kinh doanh trong các khu chung cư khiến nhiều
doanh nghiệp, tiểu thương lúng túng. Ảnh: Báo Pháp luật Tp.HCM

Trên thực tế, từ tháng 6/2016, Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở có nêu căn hộ chung cư chỉ dùng để ở, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không được phép sử dụng căn hộ chung cư làm địa điểm kinh doanh kể từ sau ngày 10/6/2016.

Tuy nhiên, Nghị định trên chỉ đưa ra quy định kiểu “khơi khơi”, không có chế tài cụ thể, vì thế các đơn vị kinh doanh vẫn coi như không tồn tại quy định này.

Đến cuối năm 2016, Tp.HCM đã ra có “tối hậu thư” đến các đơn vị kinh doanh có trụ sở trong tòa nhà chung cư yêu cầu phải sớm di dời, nhưng hầu hết các công ty vẫn không thực hiện. Đến nay, khi thành phố quyết tâm làm mạnh, không ít doanh nghiệp than trời vì “trở tay không kịp”.

Liệu có gây bất tiện?

Theo chủ trương của Tp.HCM, chung cư là không gian chỉ dùng để ở, việc kinh doanh tràn lan tại các khu dân cư sẽ gây ảnh hưởng đến quy mô, kết cấu chung cư cũng như an ninh trật tự, hạ tầng giao thông khu vực…

Tuy nhiên, xét ở một góc độ khác, việc dịch chuyển các doanh nghiệp ra khỏi khu dân cư có thể gây ra một số bất tiện đáng kể. Trong đó có nhiều loại hình kinh doanh ra đời kiểu “cộng sinh” chung với một công trình chung cư, giúp cho chung cư trở nên tiện dụng, tiện cho sinh hoạt hơn.

Vì thế nếu loại trừ hết các yếu tố kinh doanh ra khỏi chung cư, một số dịch vụ sẽ không gắn kèm và giảm bớt đi tính tiện lợi cho khu vực chung cư ấy.

Chị Nguyễn Phan Vân Quỳnh, ngụ tại chung cư Nam Long, quân 9 cho biết: “Tôi thích ở chung cư không chỉ vì lý do an ninh mà còn có sự tiện lợi. Ở chung cư, chỉ cần bước xuống đất là có thể sử dụng đủ các loại dịch vụ cần thiết: Nhu yếu phẩm thì có cửa hàng tiện dụng, siêu thị mini, giải trí thì có quán café, phòng yoga, thể dục, trẻ em cũng có khu vui chơi hoặc trường mầm non. Một khi các yếu tố này bị tách ra khỏi chung cư, có lẽ sẽ gây rất nhiều bất tiện cho cư dân, đặc biệt là những khu vực biệt lập chỉ toàn chung cư, không có hoặc ít nhà dân kinh doanh”.

Chủ một cửa hàng thực phẩm Xanh nằm tại tầng trệt chung cư ở Tân Bình - chị Minh Hạnh cũng chia sẻ, 4 block chung cư chỉ có 1 cửa hàng bán thực phẩm hữu cơ của chị. Nhu cầu của người dân khu chung cư này rất lớn, doanh thu hàng ngày của cửa hàng có thể lên đến hàng chục triệu đồng.

Tuy nhiên, vì cửa hàng của chị mở vào tháng 8/2016 thuộc diện phải di dời nên chị Hạnh đang phải tìm địa điểm mới. Như vậy, ngoài việc chị Hạnh mất nơi làm ăn, thì người dân khu vực chung cư cũng sẽ mất một địa chỉ mua thực phẩm thiết yếu hàng ngày.

Chủ một số quán café có địa điểm trong khu chung cư cũng đang “khóc ròng” vì mức đầu tư cho trang trí quá lớn, giờ đây phải dọn đi, coi như trắng tay.

Trên các trang sang nhượng online, nhiều mặt bằng tầng trệt chung cư đang được sang nhượng kinh doanh, cho thuê rầm rộ với giá giảm mạnh. Nhiều người mua chung cư tầng thấp với giá cao để kinh doanh hoặc cho thuê cũng “méo mặt”.

Giới chuyên gia đánh giá, việc “dọn dẹp” doanh nghiệp ra khỏi khu chung cư là một quyết định hợp lý nhằm chỉnh trang đô thị, đảm bảo an ninh và an toàn cho các công trình chung cư. Tuy nhiên, với thực tế như hiện nay nhiều người dự đoán, việc không cho kinh doanh tại chung cư sẽ gây “mất giá” với các chung cư mới, bởi chung cư sẽ không còn tiện lợi trong sinh hoạt với người dân.

Hiện tại, Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM đang có một số đề xuất nhằm giảm thiểu thiệt hại, “du di” hơn cho hoạt động kinh doanh trong các khu chung cư.

Theo Pháp luật Plus


suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet