Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Quy hoạch luôn đi đầu

Thứ năm, 03/10/2019, 18:13 GMT+7

(Xây dựng) - Xây dựng nông thôn mới (NTM) để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị. Trong công cuộc xây dựng NTM, công tác quy hoạch mang tính tiền đề, có tầm quan trọng trước mắt cũng như lâu dài đối với việc xây dựng NTM. Đây là nội dung giúp hoạch định phát triển các không gian trên địa bàn xã một cách toàn diện, đáp ứng tốt các yêu cầu của Đảng và Chính phủ về xây dựng tam nông: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đặc biệt là việc xây dựng nông nghiệp, nông thôn”. Nội dung của công tác lập quy hoạch xây dựng NTM liên quan chủ yếu đến quy hoạch xây dựng, quy hoạch sản xuất và quy hoạch sử dụng đất.

Quy hoạch là khâu đột phá

Xác định vai trò quy hoạch là khâu đột phá của Chương trình xây dựng NTM, ngay từ khi thí điểm chương trình Bộ Xây dựng đã ban hành một số văn bản hướng dẫn, văn bản pháp luật, đồng thời giao các đơn vị chuyên môn tổ chức nhóm công tác về 11 xã thí điểm, phối hợp với các địa phương tiến hành lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng theo nội dung yêu cầu của Bộ tiêu chí NTM Chính phủ đã ban hành. Bộ Xây dựng cũng đã kịp thời đưa ra các quy định cụ thể về quy chuẩn, tiêu chuẩn phục vụ công tác lập quy hoạch cũng như xây dựng NTM, ngày 10/9/2009 Bộ đã ban hành Thông tư số 31/2009/TT-BXD về tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn (cho các vùng miền) và Thông tư số 32/2009/TT/BXD về quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia quy hoạch xây dựng NTM. Chất lượng các đồ án quy hoạch xây dựng đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu là cơ sở cho việc xây dựng các Đề án xây dựng xã nông thôn trong giai đoạn trước mắt, phục vụ tốt cho công tác xây dựng NTM theo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020.

Quy hoạch xây dựng NTM bước đầu đã đi vào cuộc sống, tạo ra cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp hơn ở các vùng nông thôn và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Đây là cơ sở để các địa phương lập các Đề án, dự án hoặc báo cáo đầu tư; tạo cơ sở để huy động các nguồn lực xã hội vào xây dựng NTM, tạo điều kiện để các địa phương phát huy mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác nhau.

Giai đoạn 10 năm xây dựng NTM (2010 - 2020) theo tinh thần Nghị quyết 26 Hội nghị lần 7 của Ban chấp hành Trung ương Khóa X, đã làm thay đổi toàn diện, tạo nên bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển nông thôn Việt Nam. Tạo nền tảng vững chắc cho phát triển toàn diện nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Kinh tế nông nghiệp đã vượt qua 10 năm đầu tiên của giai đoạn “chuyển đổi” cấu trúc nông nghiệp theo khung đánh giá của thế giới. Nông nghiệp đang chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa cạnh tranh quốc tế, năng suất, chất lượng sản phẩm ngày càng cao nhờ phát huy theo chiều sâu, tăng cường ứng dụng KHCN. Điều chỉnh khá thành công cơ cấu sản xuất từng ngành, từng lĩnh vực ở các vùng miền nhờ phát huy mạnh lợi thế của mỗi địa phương và cả nước gắn với nhu cầu thị trường.

Kinh tế hộ nông thôn là thành phần chủ chốt nhất đã và đang chuyển dịch theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa. Cơ cấu ngành nghề và cơ cấu lao động nông thôn có sự thay đổi tích cực. Thu nhập, đời sống người dân nông thôn không ngừng được cải thiện, tăng 3,5 lần trong 10 năm 2008 - 2017. Tỷ lệ nghèo giảm nhanh. Cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã và trong các điểm dân cư nông thôn trên toàn quốc được nâng cấp và xây dựng mới, đặc biệt là giao thông nông thôn tạo nên sự thay đổi đáng kể về bộ mặt không gian nông thôn. Nhận thức về bảo vệ môi trường, giữ gìn, cải tạo cảnh quan nông thôn đã chuyển biến tích cực và đáng kể. Ngày càng tạo nên nhiều miền quê đáng sống ở các vùng miền, với cảnh quan, môi trường trong lành, sáng, xanh, sạch, đẹp.

Cần nỗ lực hoàn thành tiêu chí về xã NTM

Đến năm 2019, cả nước có 84 huyện/thị xã đạt chuẩn huyện NTM/thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM và trên 50 % số xã đạt chuẩn xã NTM. Các thành tựu xây dựng NTM có đóng góp không nhỏ của công tác quy hoạch xây dựng NTM.

Đến nay gần 100% (99,7%) số xã trên toàn quốc đã được lập đồ án quy hoạch chung xây dựng xã. Các đồ án quy hoạch chung xây dựng xã NTM được xem là cơ sở tiền đề cho xây dựng Đề án xây dựng xã NTM để triển khai xây dựng NTM tại các xã trên toàn quốc.

Tuy nhiên, tiêu chí quy hoạch được điều chỉnh áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 là quy hoạch chung xây dựng xã (với yêu cầu đảm bảo thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa của các xã ven đô và đảm bảo tiêu chí môi trường nông thôn). Nếu so với kết quả tổng hợp từ báo cáo của các địa phương đến thời điểm cuối năm 2015 là 98,7% số xã đạt chuẩn tiêu chí quy hoạch, thì chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ (1%) số xã được đánh giá là đạt theo quy định của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016 - 2020, còn lại hầu hết các xã đạt tiêu chí quy hoạch đều đánh giá theo các quy định của giai đoạn trước. Thực tế cho thấy, chất lượng các đồ án quy hoạch của một số xã còn thấp, thiếu sự liên kết giữa bố trí dân cư, xây dựng các công trình hạ tầng, vùng sản xuất tập trung và thiếu tính liên kết vùng.

Việc quản lý xây dựng NTM theo quy hoạch ở một số nơi còn thiếu chặt chẽ. Thực tế đang diễn ra ở nhiều xã cho thấy, quy hoạch thiếu tính khả thi, do đã lạc hậu, hoặc là sự sao chép, không gắn với điều kiện đặc thù của địa phương; tình trạng nhà ở của nhân dân xây dựng không theo quy hoạch, mạnh ai nấy làm đang diễn ra phổ biến, làm cho không gian, kiến trúc nhà ở nông thôn nhiều nơi lộn xộn, gây mất mỹ quan (bao gồm cả nhà cổ, biệt thự cao tầng, nhà ống,…).

Một số tồn tại trong xây dựng NTM có liên quan đến quy hoạch bố trí, phát triển điểm dân cư nông thôn như: Thiếu chiến lược bài bản để thúc đẩy kết nốt nông thôn - đô thị. Chiến lược phát triển bao trùm, chiến lược ĐTH gắn với xây dựng NTM chưa được thể chế hóa, vì thế chưa thể khắc phục tình trạng “mật độ, khoảng cách và sự chia cắt”đang làm gia tăng sự ngăn cách, sự chênh lệch giữa nông thôn - đô thị. Phát triển nông nghiệp, nông thôn thiếu gắn bó với phát triển công nghiệp, khu kinh tế động lực, với đô thị hóa và toàn cầu hóa; chưa chuyển dịch mạnh nông nghiệp theo hướng kinh tế tổng hợp, kết nối với kinh tế phi nông nghiệp, dịch vụ, du lịch… Tăng trưởng nông nghiệp chưa ổn định, chưa đồng đều giữa các địa phương. Sản xuất còn nhiều rủi ro, chưa bền vững. Khả năng cạnh tranh của nhiều nông sản chưa cao. Giá trị gia tăng còn thấp, chất lượng và thương hiệu nông sản chưa tương xứng với quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu. Còn chậm chạp trong phát triển kinh tế hộ chuyển dịch lên quy mô lớn, trang trại, DN. Số lượng DN nông nghiệp còn ít, quy mô nhỏ, năng lực thấp. Chậm tháo gỡ những điểm nghẽn trong chính sách phát triển nông nghiệp như về tích tụ đất đai, thị trường lao động, thị trường KHCN. Công nghiệp chế biến chưa đáp ứng nguồn cung lớn của sản xuất nông nghiệp. Công tác thị trường còn yếu, kém. Chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị tuy giảm về tương đối nhưng khoảng cách tuyệt đối ngày càng cao. Lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn (40%). Phát triển việc làm cho lao động nông thôn chưa bền vững, thiếu thông tin. Biến động nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn còn bất ổn.

Tình trạng “đồng bằng hóa miền núi, đô thị hóa nông thôn, bê tông hóa làng quê” đang diễn ra ảnh hưởng cảnh quan, kiến trúc nông thôn đang mất dần tính sinh thái, bản sắc văn hóa truyền thống, dần trở nên ngột ngạt. Tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nông thôn vẫn là sức ép lớn, gây ra những hệ lụy về môi trường, xã hội. Tình trạng ô nhiễm môi trường có xu hướng trầm trọng hơn. Xử lý chất thải, bảo vệ môi trường nông thôn thiếu quy hoạch, nguồn lực, giải pháp đồng bộ…”.

Qua tồn tại hạn chế trong 10 năm xây dựng NTM cho thấy công tác quy hoạch xây dựng NTM cần được nhìn nhận một cách đúng mức để thực sự đóng vai trò tiền đề cho công cuộc xây dựng NTM trong giai đoạn tiếp theo. Thực tế triển khai chất lượng các đồ án quy hoạch chung xây dựng xã NTM chưa cao, chủ yếu đáp ứng yêu cầu xây dựng trước mắt, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài, nhiều nơi còn mang tính hình thức. Nguyên do điều kiện thời gian triển khai quá gấp, kinh phí triển khai thấp và lực lượng lập đồ án quy hoạch thiếu cả về số lượng và chất lượng.

Để đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa lớn, gắn với đô thị hóa, CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn không thể chỉ giải quyết ở địa bàn xã, mà cần giải quyết một cách tổng thể, đồng bộ cả trên địa bàn cấp huyện và cấp xã. Quy hoạch xây dựng NTM không chỉ dừng lại ở các quy hoạch trên địa bàn xã, nó còn là sự phát triển hệ thống gắn với phát triển đô thị. Mặt khác trong phát triển nông thôn rất cần sự quan tâm hơn nữa của xã hội, các ngành các cấp. Sự quan tâm này được thể hiện bằng hành động thực tế và mang tính chất lâu dài mới có thể làm cho khu vực này phát triển. Đây là vấn đề các cơ quan chức năng và địa phương cần xem xét trong định hướng quy hoạch bố trí, phát triển dân cư nông thôn cho giai đoạn sau năm 2020.

Lê Mỹ


baoxaydung.com.vn
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet