Cần phát triển hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL

Thứ tư, 10/04/2019, 16:10 GMT+7

Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) là vùng đất tiềm năng phát triển nông nghiệp, là vựa lúa và là khu vực nuôi trồng, xuất khẩu nông, thủy hải sản lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng giao thông khu vực ÐBSCL lại chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các địa phương, chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của vùng.

Để vùng ĐBSCL phát triển, cần tạo đột phá về nhiều lĩnh vực, trong đó có phát triển hạ tầng giao thông.

Theo Viện Chiến lược và Phát triển giao thông (Bộ Giao thông vận tải), vùng ĐBSCL có 4 loại hình vận tải gồm đường thủy nội địa, đường bộ, đường hàng không và đường biển. Việc đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông của các tỉnh, thành phố khu vực ÐBSCL những năm qua được quan tâm đáng kể.

Mạng lưới đường bộ từng bước được quy hoạch, nâng cấp, xây mới theo dạng "ô bàn cờ", bao gồm các trục dọc, ngang và hệ thống đường vành đai liên kết với nhau một cách hợp lý. Nhiều trục quốc lộ đã và đang được nâng cấp, xây mới. Trong đó, ĐBSCL có 5 trục dọc như: QL1 từ TP Hồ Chí Minh qua Cần Thơ đến Cà Mau, tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ... và 6 trục ngang kết nối: Hành lang ven biển phía Đông, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, QL91... Các trục này khi hoàn thành sẽ giúp kết nối cả khu vực với TP Hồ Chí Minh một cách tốt nhất.

Cùng với đường bộ, đường hàng không, hệ thống đường sông ÐBSCL đã và đang được đầu tư nâng cấp một cách đáng kể, nhất là các tuyến sông chính, kết hợp với hệ thống đường thủy do các địa phương quản lý đã góp phần nâng cao khả năng kết nối khu vực với các cảng sông, biển. Tuy nhiên, cũng chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế. Điển hình như hàng hải có nhiều cảng, nhưng chỉ có Cái Cui là lớn nhất, tuy nhiên cũng chỉ cho tàu 10.000DWT đầy tải, 15.000 tấn giảm tải ra vào. Do đó, ĐBSCL cần có một cảng lớn kết hợp với sân bay Cần Thơ, khi đó cả khu vực mới có thể phát triển đột phá công nghiệp…

Còn các dự án giao thông trọng điểm của khu vực, cụ thể đối với tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Chính phủ đã ban hành kết luận và quyết định hỗ trợ cho dự án này 2.186 tỷ đồng. Dự kiến cuối năm 2020 sẽ thông được từ Trung Lương - Mỹ Thuận…

Bên cạnh những công trình giao thông đã được đưa vào sử dụng đúng hoặc vượt tiến độ, góp phần tạo đà cho vùng đất "Cửu Long" cất cánh, thực tế cho thấy cơ sở hạ tầng giao thông vẫn chưa đáp ứng với nhu cầu để phát huy thế mạnh của vùng và đang là "điểm nghẽn" của quá trình phát triển. Ðặc biệt lĩnh vực vận tải thủy chưa khai thác hết thế mạnh về điều kiện tự nhiên sông nước của khu vực để phát triển, tạo sự liên kết giữa các phương thức vận tải thủy - bộ trong vận chuyển hành khách - hàng hóa giữa các địa phương trong toàn vùng…

Bên cạnh đó, nguồn lực của các địa phương còn hạn chế cũng là nguyên nhân khiến vùng ĐBSCL chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế vùng.

Ðể bảo đảm hiệu quả đầu tư hạ tầng giao thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng ÐBSCL, cũng như bảo đảm chất lượng, tuổi thọ và cảnh quan công trình vùng sông nước Cửu Long, các chuyên gia cho rằng, cần quan tâm tới việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong toàn bộ quá trình khảo sát, tư vấn thiết kế, quản lý và giám sát công trình. Tùy theo đặc điểm từng vùng trong khu vực ÐBSCL để lựa chọn kết cấu phù hợp sao cho vừa giảm vốn đầu tư, vừa khai thác triệt để nguồn nguyên vật liệu sẵn có và lực lượng lao động tại địa phương để giảm giá thành công trình.

Bên cạnh đó, cần kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch giao thông - xây dựng và thủy lợi, bảo đảm sao cho mỗi con đường, cây cầu vừa là tuyến đường giao thông thuận tiện, nhưng cũng là những công trình thủy lợi góp phần ngăn lũ về, chặn nước mặn xâm nhập, bảo đảm an toàn cho hàng chục triệu người dân vùng ÐBSCL có thể "sống chung với lũ". Bên cạnh đó, công tác quản lý chất lượng cũng cần được tăng cường và nâng cao bằng việc kiện toàn bộ máy và phương pháp quản lý để các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý chuyên ngành, các chủ đầu tư có thể kiểm soát được chất lượng công trình trong suốt quá trình thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, đến khai thác sử dụng công trình.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL và Đông Nam Bộ mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, để vùng ĐBSCL phát triển, cần tạo đột phá về nhiều lĩnh vực, trong đó phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng cứng ở ĐBSCL là rất quan trọng. Các bộ, ngành phải tập trung nguồn lực cho phát triển hạ tầng cứng, trước hết là đường bộ...

Ngoài ra, việc quan trọng nữa là cần phát triển kinh tế thông qua thích ứng biến đổi khí hậu; phát triển khoa học công nghệ, phát triển đô thị và dân cư vùng ĐBSCL; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa xã hội; giữ gìn, phát huy các giá trị tinh thần, văn hóa cho người dân; đảm bảo quốc phòng, an ninh...


Linh Đan / baoxaydung.com.vn
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet