Các khu tái định cư bỏ hoang tại Thái Nguyên: “Có vấn đề” từ quy hoạch, tư vấn thiết kế đến đấu thầu, thi công?

Thứ hai, 01/07/2019, 20:48 GMT+7

Hàng trăm tỷ đồng từ ngân sách được đầu tư cho các dự án xây dựng khu tái định cư tại Thái Nguyên nhưng đến nay, phần lớn đang rơi vào tình trạng hoang tàn do người dân không thể sinh sống bởi nơi ở mới không bằng chốn ở cũ.

Khu tái định cư dành cho các hộ dân nghèo vùng bán ngập hồ Núi Cốc vẫn là bãi đất trống.

Thực hiện Quyết định 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 và 1776/2012/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính Phủ, UBND tỉnh Thái Nguyên triển khai các dự án xây dựng khu tái định cư (TĐC) gồm hai giai đoạn: Từ 2008 - 2010 và 2011 - 2015 định hướng đến 2020 tổng 15 dự án lớn nhỏ, trong đó có 8 dự án được xem là trọng điểm với tổng số tiền trên 300 tỷ đồng.

Theo đó, số tiền mà Nhà nước đã đầu tư xây dựng 7 dự án TĐC được xem là trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 là gần 200 tỷ đồng, mục tiêu bố trí hơn 430 hộ dân ở vùng bán ngập hồ Núi Cốc, vùng có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở... đến TĐC nhưng đến nay mới bố trí được 331 hộ dân.

Trong giai đoạn 2008 - 2016, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện hàng loạt các dự án xây dựng TĐC như: Dự án TĐC lòng hồ Ghềnh Chè; Dự án di dân vùng thiên tai có nguy cơ lũ ống, lũ quét tại xã Văn Yên, huyện Đại Từ; Dự án đầu tư tổng thể bố trí ổn định dân cư vùng bán ngập hồ Núi Cốc với 3 khu TĐC: Đồi Tròn, xã Lục Ba – bố trí sắp xếp cho 32 hộ; khu TĐC xã Tân Thái bố trí cho 37 hộ; khu TĐC xã Vạn Thọ bố trí cho 35 hộ; Dự án đầu tư di dân vùng thiên tai có nguy cơ sạt lở đất xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ...

Giai đoạn 2015-2016, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục phê duyệt dự án đầu tư ổn định dân cư vùng thiên tai xóm Bậu, xã Bình Long, huyện Võ Nhai.

Cuối tháng 12/2015, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục phê duyệt dự án khu TĐC di dân khẩn cấp vùng thiên tai sạt lở đất và có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét và kè bờ suối khắc phục sạt lở khu vực UBND và trạm y tế xã Linh Thông, huyện Định Hóa.

Việc tỉnh Thái Nguyên liên tục phê duyệt các dự án TĐC cho người dân vùng thiên tai được dư luận, người dân tại Thái Nguyên đồng tỉnh ủng hộ bởi đây là các dự án an sinh xã hội, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân. Tuy nhiên khi thực hiện dự án khu TĐC đang có dấu hiệu sai phạm cần cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ.

Bánh vẽ

Người dân mong muốn chuyển đến khu TĐC sẽ có cuộc sống tốt hơn, nhưng trên thực tế thì ngược lại. Việc chọn vị trí xây dựng khu TĐC cho thấy sự không phù hợp, như khu TĐC xã Văn Lăng được xây dựng trên địa hình đồi núi; một số công trình được đầu tư xây dựng tại khu TĐC chất lượng kém, hiệu quả thấp.

Ở tất cả các khu TĐC, diện tích đất ở cấp cho mỗi hộ rất ít, nơi rộng nhất từ 300-400 m²/hộ, có nơi chỉ từ 140 - 170 m²/hộ. Với diện tích này thì chỉ đủ làm nhà ở, không có đất để sản xuất, chăn nuôi, thậm chí không có chỗ để làm công trình vệ sinh, không phù hợp lối sống, phong tục tập quán, phương án sản xuất của người dân. Điển hình là nhiều hộ chăn nuôi lợn, trâu, bò thì chất thải tràn ra xung quanh, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, làm những gia đình bên cạnh bức xúc.

Ngoài ra, theo quan sát của phóng viên có rất nhiều hạng mục của dự án còn “thiếu”, chưa hoàn thiện như dự án ban đầu đã “vẽ” và theo báo cáo của chủ đầu tư đến các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên.

Chẳng hạn, tại Quyết định số 2369/QĐ-UBND ban hành ngày 23/9/2009, UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt quy hoạch xây dựng điểm dân cư trên có 3 trụ cứu hỏa, nhưng thực tế không có hạng mục trên.

Tại Báo cáo số 49/BC-ĐKS ngày 23/4/2019 Đoàn khảo sát của HĐND tỉnh Thái Nguyên chỉ rõ sai phạm của các dự án TĐC này là từ việc lựa chọn vị trí xây dựng các dự án bố trí dân cư tập trung chưa phù hợp với tập quán, điều kiện sản xuất của người dân. Các dự án mới chỉ tập trung vào việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí đất xây dựng nhà ở, chưa quan tâm đúng mức tới việc lập phương án sản xuất cho người dân…

Tư vấn vô can?

Dự án Khu TĐC xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ thuộc dự án Đầu tư tổng thể bố trí ổn định dân cư vùng bán ngập hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt tại Quyết định số 2390/QĐ-UBND ngày 27/10/2014, trên diện tích 3,19ha, với tổng số vốn đầu tư là 16.119 triệu đồng, do Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên làm chủ đầu tư; Cty CP Tư vấn xây dựng và Phát triển hạ tầng Miền Bắc tư vấn thiết kế; Cty CP Xây dựng Huy Hùng giám sát và đơn vị thi công là Cty CP Xây dựng giao thông II và Cty CP xây dựng Đức Thu.

Việc đầu tư xây dựng Dự án khu tái định cư xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ nhằm ổn định đời sống cho 35 hộ dân đặc biệt khó khăn thuộc xã Vạn Thọ, hiện có nhà ở nằm dưới có 46,25 vùng bán ngập hồ Núi Cốc. Công trình đang thi công, sắp hoàn thành thì bị sạt lở nghiêm trọng chỉ sau một trận mưa lớn ngày 22/4/2016.

Theo Biên bảo kiểm tra hiện trường ngày 29/4/2016 với sự tham gia đầy đủ của các ngành: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, huyện Đại Từ, xã Vạn Thọ, chủ đầu tư công trình và các đơn vị tư vấn, giám sát, thi công đã có đánh giá cho rằng nguyên nhân gây sạt lở “do thời điểm tiến hành khảo sát thiết kế, lập dự án đầu tư xây dựng công trình khu TĐC vào mùa khô, đơn vị tư vấn chưa khảo sát đầy đủ phía trên dự kiến xây dựng khu TĐC có hồ chứa nước, không xác định được mạch nước ngầm tại nhiều vị trí dọc mái taluy, địa chất rời rạc (độ liên kết yếu) nên chưa đưa ra được phương án và biện pháp phòng tránh sạt lở đất là xây dựng kè mái taluy ngay từ ban đầu”.

Như vậy đã rõ trách nhiệm của đơn vị tư vấn thiết kế. Tuy nhiên, sau biên bản kiểm tra nói trên hầu như những báo cáo của các cơ quan chức năng cũng như chủ đầu tư đều “lờ” đi nguyên nhân quan trọng nhất do chủ quan xuất phát từ doanh nghiệp tư vấn thiết kế, mà lỗi gây sạt lở nghiêm trọng tại dự án TĐC này đã được chuyển cho ông Trời! Và lẽ đương nhiên trách nhiệm của doanh nghiệp này cũng không “bị” quan tâm tới.

Trong Báo cáo tình hình sạt lở đất ngày 16/5/2016 Chi cục Phát triển nông thôn chỉ nêu: “Nguyên nhân: Do tình hình thời tiết diễn biến ngày càng bất thường, phức tạp, khó lường điển hình có trận mưa lớn đêm ngày 22/4/2016 đã gây ra sạt lở đất trên khu vực xây dựng khu TĐC”.

Báo cáo của đơn vị tư vấn khảo sát đánh giá các yếu tố kỹ thuật của hiện trạng công trình - Cty CP Tư vấn xây dựng cơ sở hạ tầng Thái Nguyên cũng cho rằng “nguyên nhân xảy ra hiện trạng sạt lở gồm tổ hợp nhiều nguyên nhân về địa hình - địa mạo, địa chất - kiến tạo, địa chất thủy văn, thủy văn trên mặt…

Trong khi đó, trên thực tế nhiều người dân cho rằng nếu không thực hiện việc xẻ núi, san ủi mặt bằng thì tại khu vực này chưa bao giờ có hiện tượng sạt lở cả. Do thi công nên có đến 4 - 5 đoạn bị sạt lở nghiêm trọng, trong đó có nơi sạt lở cả vào khu mộ của người dân địa phương khiến ít nhất 5 ngôi mộ bị ảnh hưởng trực tiếp.

Báo cáo xác định nguyên nhân của chủ đầu tư: Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên.

Do số kinh phí thực hiện dự án đã sử dụng hết (kể cả kinh phí dự phòng) chủ đầu tư Dự án khu TĐC xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ là Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên và ngành chức năng đã tham mưu và đề xuất UBND tỉnh Thái Nguyên bổ sung cho dự án này khoảng 14 tỷ đồng gần bằng với tổng mức đầu tư dự án được thiết lập ban đầu (16,1 tỷ đồng) nâng tổng đầu tư dự án đạt trên 30 tỷ đồng để phục vụ việc khắc phục hậu quả do tư vấn thiết kế không tính toán đến!

“Rõ ràng đây là trách nhiệm của đơn vị tư vấn thiết kế khi không có những dự báo với chủ đầu tư. Nhưng vì sao khi xảy ra người ta không đưa trách nhiệm của đơn vị tư vấn vào? Đơn giản là nếu không đổ lỗi cho “nhà giời” thì rất khó lấy tiền ngân sách để bổ sung”, một chuyên gia trong ngành Xây dựng phân tích.

Có nhà thầu “sân sau”?

Một sự trùng lặp khá hy hữu khi xem xét các dự án xây dựng các khu TĐC ở Thái Nguyên do Chi cục Phát triển nông thôn Thái Nguyên làm chủ đầu tư việc tiết kiệm tiền đầu tư ngân sách qua hoạt động đấu thầu, lựa chọn nhà thầu là rất thấp. Không những vậy, tình trạng một nhà thầu “trúng” nhiều công trình trở nên không hiếm như trường hợp Cty CP Xây dựng Đức Thu (địa chỉ tại tổ 10, phường Tân Thịnh, TP Thái Nguyên).

Theo đó, hàng loạt gói thầu xây lắp đã được giao cho doanh nghiệp này như: Gói thầu xây lắp công trình Nhà văn hóa xã Bình Thuận (huyện Đại Từ) với giá 3.022.735.000 đồng (trong khi giá gói thầu mà Chi cục Phát triển nông thôn Thái Nguyên đưa ra là 3.027.172.191đồng); hạng mục xây dựng Nhà văn hóa xã Lục Ba, điểm TĐC xã Lục Ba, huyện Đại Từ với gia 2.580.128.000 đồng (chỉ tiết kiệm hơn 5 triệu đồng qua đấu thầu); hạng mục xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo để giúp trẻ em khu TĐC Tam Va (xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ) Cty CP Xây dựng Đức Thu với giá là 971.699.000 đồng (cao hơn giá gói thầu); gói thầu xây lắp số 04 - chợ xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ với giá 4.446.301.000 đồng…

Câu chuyện tồn đọng về sự lãng phí, kém hiệu quả… tại các dự án TĐC tại Thái Nguyên không mới nhưng ngày càng lộ rõ những bất cập trong công tác xây dựng, mà nói như các nhà quản lý chuyên ngành thì “có vấn đề” từ quy hoạch, tư vấn thiết kế đến đấu thầu, thi công.

Vậy ai, cơ quan nào sẽ phải chịu trách nhiệm trước số tiền đầu tư khổng lồ từ ngân sách nhưng không mang lại hiệu quả như Chính phủ từng mong muốn? Có hay không “lợi ích nhóm” thông qua hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án? Tất cả những câu hỏi trên chúng tôi mong sẽ được cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên vào cuộc làm rõ, tránh tình trạng kiểm tra sơ sơ, báo cáo qua loa như đã từng làm trong thời gian qua.


Thái Nguyên Nhân/baoxaydung.com.vn
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet