Bổ sung đối tượng được cho phép tách thửa

Thứ sáu, 07/07/2017, 16:21 GMT+7

Trong dự thảo lần này, đất ở thuộc quy hoạch xây dựng mới, đất ở hỗn hợp đã được Sở TN&MT bổ sung vào các đối tượng được xem xét cho tách thửa.

Ghi nhận đề xuất của nhiều quận, huyện

Dự thảo lần này đề cập tới thửa đất thuộc quy hoạch đất ở xây mới, đất hỗn hợp có trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện phải thu hồi để thực hiện dự án. Theo đó, sau 3 năm nếu vẫn chưa có quyết định thu hồi đất, và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh thì người sử dụng đất được tách thửa.

Dự thảo nêu: “Trường hợp theo quy hoạch 1/2000, thửa đất thuộc quy hoạch đất ở xây dựng mới, đất hỗn hợp và không có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì UBND quận, huyện rà soát, điều chỉnh quy hoạch theo quy định. Trường hợp sau 5 năm mà không điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất được tách thửa theo quy định".

bo-sung-doi-tuong-duoc-cho-phep-tach-thua
Đất ở hỗn hợp, đất ở thuộc quy hoạch xây dựng mới được xem xét cho tách thửa. Ảnh: HTD

Như vậy, với dự thảo lần này, đất ở thuộc quy hoạch xây dựng mới, đất ở hỗn hợp đã được xem xét cho tách thửa. Trong các dự thảo trước, Sở đề xuất chỉ có thửa đất ở thuộc quy hoạch khu dân cư hiện hữu, dân cư hiện hữu kết hợp xây dựng mới hoặc khu dân cư hiện hữu chỉnh trang kết hợp xây dựng mới thì mới được tách thửa. Trước đề xuất trên của Sở, để không ảnh hưởng quyền lợi của người dân, nhiều quận, huyện đề nghị trường hợp đất ở thuộc quy hoạch xây dựng mới, đất ở hỗn hợp cũng được cho phép tách thửa.

Các quận, huyện cho hay theo quy hoạch, nhiều khu vực là khu dân cư mới nhưng trên thực tế, khu vực đó đã là khu dân cư hiện hữu, nhà cửa và đầy đủ hạ tầng. Do đó, nếu những trường hợp này không được tách thửa thì sẽ gây khó khăn cho người dân. Ngoài ra, những trường hợp đất ở hỗn hợp, đất ở khu dân cư xây dựng mới cũng đều là đất ở, được nhà nước cho phép chuyển mục đích thành đất ở, phải nộp tiền sử dụng đất như đất ở thuộc khu dân cư hiện hữu (theo quy hoạch) mà không được tách thửa là thiệt thòi.

Sở TN&MT tiếp thu góp ý trên của các quận, huyện và bổ sung vào dự thảo lần này.

Vẫn vướng mắc với "đất ở có nhà hiện hữu"

Một số nội dung tại các dự thảo lần trước vốn đang có nhiều ý kiến khác nhau vẫn được Sở TN&MT tiếp tục giữ nguyên tại dự thảo lần này. Chẳng hạn như quy định về trường hợp “thửa đất có nhà ở hiện hữu” hoặc thửa đất lớn hơn 2.000m2 muốn tách thửa phải lập dự án.

Thửa đất có nhà ở hiện hữu là nhà ở phải hình thành trước ngày Quyết định 33/2014 có hiệu lực, đủ điều kiện để được công nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. Khi tách thửa, đây là căn cứ để xét diện tích tối thiểu. So với đất không có nhà hiện hữu, đất ở có nhà hiện hữu sẽ được tách thửa với diện tích nhỏ hơn. Chẳng hạn tại khu vực 2 gồm các quận ngoại thành đang đô thị hóa mạnh như quận Thủ Đức, Bình Tân, quận 2, 7, 9, 12, thửa đất ở hình thành sau khi tách mà có nhà hiện hữu thì diện tích tối thiểu là 50m2, chưa có nhà hiện hữu là 80m2.

Đề xuất này khiến chị Lâm Bích Ngọc (quận 12) hết sức lo lắng. Chị chia sẻ, mấy tháng trước, chị đã đặt cọc để mua một nền đất trống diện tích 53m2 tại phường Thạnh Xuân với giá 1 tỷ đồng và đang chờ chủ đầu tư tách thửa. Chị bày tỏ: “Theo dự thảo, nền đất của tôi phải trên 80m2 vì là đất trống, như vậy giá sẽ tăng thành 1,5 tỷ đồng. Tôi sẽ không đủ khả năng mua với số tiền này”.

Về nội dung “đất ở có nhà hiện hữu”, lãnh đạo phòng TN&MT một quận cho hay, quy định trên nhằm chấn chỉnh tình trạng các chủ đầu tư lách luật. Vị này cho hay: “Họ mua đất, phân lô rồi xin xây dựng nhà ở riêng lẻ. Sau khi xây xong, họ xin tách thửa với đất có nhà hiện hữu. Khi đó, họ sẽ tách được nhiều thửa hơn và dễ bán vì diện tích đất vừa phải, chỉ trên dưới 50m2”.

Ông cho rằng, về mặt quản lý, quy định này nhằm tránh tình trạng băm nhỏ đất trống. Với quy định này, các chủ đầu tư phân lô, bán nền sẽ bán chậm hơn do phải tách nền lớn khiến giá cao. Tuy nhiên, những người muốn tách thửa cho con hoặc cải thiện kinh tế cũng bị ảnh hưởng theo. Ông nhận xét: "Theo Dự thảo, trường hợp không có nhà hiện hữu ở khu vực 2, thửa đất xin tách phải có diện tích tối thiểu 160m2. Quận tôi hiện nay khó tìm được nhà, đất đạt yêu cầu này. Vì thế, những người có đất nhỏ hơn 160m2 muốn tách thửa cho con sẽ gặp phải khó khăn".

Theo Pháp luật TP HCM Online


suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet