Bất động sản Tp.HCM sẽ được 'kích hoạt' khi mở rộng sân bay?

Thứ năm, 08/03/2018, 13:32 GMT+7

Phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất mới đây đã được đơn vị tư vấn quốc tế là Công ty ADP-I của Pháp báo cáo Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận tải Nguyễn Văn Thể. Được biết, nhà tư vấn này đề xuất 6 phương án mở rộng, trong đó có 5 phương án mở về phía Nam, còn lại 1 phương án về phía Bắc.

Đáng chú ý, trong số các phương án nói trên, ADP-I đề xuất sắp xếp lại nhà ga T1 và T2 để mở rộng nhà ga hành khách. Khi được mở rộng, nhà ga mới có thể phục vụ khoảng 30 triệu hành khách mỗi năm. Cũng trong phương án này, ADP-I gợi ý xây thêm nhà ga T3 với diện tích sàn tối thiểu 200.000m2, dự kiến sẽ phục vụ được khoảng 20 triệu hành khách mỗi năm.

Nếu muốn đạt được công suất 50 triệu hành khách/năm, theo nhà tư vấn Pháp cần xây dựng nhà ga hành khách T3 tại phía Nam đồng thời sân đỗ máy bay ở phía trước nhà ga này cũng cần được mở rộng trên phần đất mà phía quân sự đang quản lý.

Về phía Bắc (tính cả phần diện tích của sân golf Tân Sơn Nhất) nhà tư vấn đề xuất xây dựng các công trình bảo đảm hậu cần sân bay như nhà ga hàng hóa, logistics đồng bộ, sửa chữa máy bay và các công trình dịch vụ kỹ thuật khác (suất ăn, xăng dầu, tập kết mặt đất…). Dự kiến phương án này có tổng mức đầu tư khoảng 30.793 tỉ đồng, chưa tính chi phí giải phóng mặt bằng.

bat-dong-san-tp-hcm-se-duoc-kich-hoat-khi-mo-rong-san-bay-
Việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất chính là cơ hội cho nhiều dự án
bất động sản trong vùng bán kính lân cận. Ảnh minh họa

Với phương án nói trên của nhà tư vấn Pháp, việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất sẽ không cần giải phóng mặt bằng ở các khu dân cư hiện hữu lân cận trên diện rộng. Tuy nhiên theo giới chuyên môn, chỉ cần phương án mở rộng sân bay nói trên được thông qua, hoàn toàn có thể kỳ vọng vào độ sầm uất tăng cao ở khu vực này. Chưa kể đây còn là điều kiện dẫn đến những kỳ vọng đầu tư địa ốc mới, nhất là khi đây vốn là khu vực đông dân nhất TP với nhu cầu nhà ở còn quá lớn.

Theo ghi nhận thực tế, đã có nhiều dự án của các chủ đầu tư thực sự "cháy hàng" chứ không phải chỉ là tung tin đồn. Tuy nhiên, điều này chỉ ứng với những dự án có giá vừa túi tiền, đáp ứng đúng nhu cầu thực của người mua.

Không thể phủ nhận, nhiều dự án nằm trong phạm vi bán kính gần ở khu vực phía Tây Bắc đã được hưởng lợi thế hạ tầng từ Tân Sơn Nhất. Tận dụng lợi thế này, các chủ đầu tư nhanh chóng nắm bắt thời cơ. Trong đó Cityland vừa khởi công 2 block cuối của dự án Cityland Park Hills dịp đầu năm vừa qua. Đây là dự án nằm trong khu đô thị kiểu mẫu CityLand Park Hills, vị trí ngay trung tâm quận Gò Vấp. Được biết, đợt mở bán nào của dự án cũng có lượng khách đặt mua gần như 100% các sản phẩm. Đương nhiên, lượng căn hộ chưa đến nghìn căn của dự án này vẫn chưa đủ để giải tỏa “cơn khát” cho khối cư dân đặc biệt là nhóm gia đình trẻ vốn có nhu cầu cao với loại căn hộ có giá trung bình nằm trong khoảng 2 tỷ đồng.

Một doanh nghiệp khác là TTC Land (tiền thân là Sacomreal) mới đây cũng vừa chính thức khai trương căn hộ mẫu Carillon 7. Đây là dòng sản phẩm bán chạy nhất nhì ở khu vực quận Tân Phú hiện nay.

Quy mô của dự án này gồm 1 block căn hộ cao 27 tầng, 2 tầng hầm, tổng số 625 căn hộ, 14 căn shophouse, dự đoán đây cũng sẽ là dự án nhanh chóng hết hàng khi đánh trúng phân khúc, nhu cầu căn hộ từ 2 phòng ngủ trở lên và đặc biệt là mức giá phải chăng.

Nói như một chủ đầu tư thì "với khu vực này, có thể mạnh dạn khẳng định có hay không việc xúc tiến mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, những dự án kết nối trúng nhu cầu, sẽ vẫn có mãi lực lớn”.

Theo Enternews.vn