Bất động sản công nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội phát triển

Thứ sáu, 26/04/2019, 19:23 GMT+7

“Trong xu thế thị trường bất động sản (BĐS) dần đi vào trật tự và ổn định, khi được hưởng lợi từ nhiều yếu tố, từ bối cảnh cho đến chính sách, phân khúc BĐS công nghiệp có nhiều dư địa và cơ hội để phát triển, cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn”, đó là ý kiến của ông Nguyễn Trần Nam - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam tại Diễn đàn BĐS công nghiệp Việt Nam 2019: “Bối cảnh mới - Chính sách mới - Cơ hội mới” do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cùng Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA) và Tạp chí Thương Gia phối hợp tổ chức mới đây tại Hà Nội.


Theo ông Nguyễn Trần Nam: Trong xu thế thị trường bất động sản (BĐS) dần đi vào trật tự và ổn định, khi được hưởng lợi từ nhiều yếu tố, từ bối cảnh cho đến chính sách, phân khúc BĐS công nghiệp có nhiều dư địa và cơ hội để phát triển, cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

Thị trường BĐS công nghiệp (bao gồm đất công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn, nhà kho và logistics) ở Việt Nam đang đứng trước những cơ hội phát triển mạnh mẽ và có sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư nước ngoài trong xu hướng dịch chuyển đầu tư quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc.

Hiện nay, các chính sách mới của Việt Nam về BĐS công nghiệp như: Chiến lược cơ cấu lại ngành công nghiệp, khung pháp lý mới về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, cụm công nghiệp… đã mở ra nhiều cơ hội phát triển các khu công nghiệp trên cả nước, từ đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư tận dụng cơ hội này.

Nhờ vào vị trí chiến lược của mình, Việt Nam đang có rất nhiều thuận lợi và cơ hội cần phải nắm bắt kịp thời với làn sóng dịch chuyển của các Cty từ Trung Quốc sang Việt Nam. Theo nhận định từ chuyên gia, Việt Nam sẽ chuyển dịch từ một thị trường sử dụng nhiều lao động (labour-intensive) sang thị trường phát triển tập trung nhiều vốn (capital-intensive).

Theo ông Nguyễn Trần Nam thì: “Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đang tạo dựng niềm tin mạnh mẽ về sự tăng trưởng trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Việt Nam đã và đang không ngừng phát triển dần trở thành một trong những điểm đến thu hút đầu tư về công nghiệp sản xuất trong khu vực Đông Nam Á”.

Có chung nhận định về cơ hội phát triển của BĐS công nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM cho biết: “Sức hấp dẫn của thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam hiện cao hơn mức trung bình của khu vực và tiếp tục được thúc đẩy, bởi các yếu tố như chi phí sản xuất thấp (dưới 1 USD/giờ - thấp nhất trong ASEAN), chi phí lao động thấp, giá thuê đất hợp lý, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi…”.

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, ông Nguyễn Đình Cung cũng nêu lên một số khó khăn ảnh hưởng tới sự phát triển của BĐS công nghiệp Việt Nam, đó là hạ tầng kết nối đa phương tiện còn thiếu đồng bộ, hạ tầng nhà xưởng có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, đóng góp của khu công nghiệp, khu kinh tế vào GDP còn chưa tương xứng với tiềm năng, định hướng chính sách của Nhà nước đã có nhưng chưa rõ ràng và đủ mạnh để hỗ trợ các nhà đầu tư và thúc đẩy thị trường phát triển...

Để thúc đẩy thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam phát triển trong thời gian tới, theo ông Cung: “Việt Nam cần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với thị trường BĐS công nghiệp, từng bước tạo dựng thị trường BĐS công nghiệp cạnh tranh công bằng và minh bạch hóa thông tin, nhất là cần tăng cường ứng dụng công nghệ thời cách mạng công nghiệp 4.0 trong xây dựng hệ thống thông tin về thị trường BĐS Việt Nam”.

Bên cạnh đó, cần dự báo tốt cung cầu thị trường, quy hoạch có hệ thống, quy hoạch BĐS công nghiệp cần phù hợp với chiến lược thu hút FDI thế hệ mới và cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, đồng thời, cần chọn lọc dự án đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư theo hướng đảm bảo hiệu quả sử dụng đất, thân thiện với môi trường, tránh đầu tư tràn lan sẽ tạo ra sự cạnh tranh lớn và trong tương lai có thể tạo ra nguy cơ “bong bóng” về BĐS công nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, cần đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh liên quan đến thị trường bất động sản công nghiệp.

Theo báo cáo của ông Trần Quốc Trung - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đến hết năm 2018 cả nước có 326 khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập với tổng diện tích hơn 95,6 nghìn ha; 251 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích hơn 66,2 nghìn ha; tỷ lệ lấp đầy các khu vông nghiệp đi vào hoạt động đạt 73,9%; 88% khu công nghiệp đi vào hoạt động có nhà máy xử lý nước thải tập trung.


Mộc Miên/baoxaydung.com.vn
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet