Dù chỉ có diện tích khoảng 30m², nhưng căn hộ này lại dễ "hớp hồn" người khác bằng bố cục thông minh và những gam màu đậm bắt mắt.
Một trong những cách nhanh nhất để trang trí một không gian nhỏ là đơn giản mọi thứ - họa tiết tinh tế, màu sắc nhẹ nhàng, trang trí hạn chế và những đường nét rõ ràng… Những cách này sẽ giúp cho một căn phòng trông lớn hơn và ít lộn xộn hơn, nhưng những hướng dẫn như thế này dường như sẽ gây hạn chế với tất cả ngoại trừ phong cách tối giản chuyên dụng nhất.
Thế nhưng, còn một cách khác có thể giúp những không gian sống nhỏ trông lớn hơn, đó là sử dụng những gam màu đậm. Căn hộ nhỏ dưới đây chỉ có diện tích 30m², và bằng cách áp dụng những gam màu đậm, căn hộ thực sự tạo cảm giác lớn hơn so với thực tế rất nhiều. Chúng đã phá vỡ tất cả các quy tắc tẻ nhạt và tạo được điều tốt hơn cho không gian sống.
Căn hộ này chỉ rộng 30m² – nhưng nhà thiết kế đã không để cho diện tích sàn nhỏ bé này giới hạn khả năng sáng tạo một chút nào. Phòng khách mở ra với một cặp bức tranh chân dung mà ngay lập tức sẽ thu hút sự chú ý, thiết lập cơ sở cho bảng màu rực rỡ sống động và chủ đề hình học được sử dụng xuyên suốt ngôi nhà.
Ví dụ như những chiếc gối tựa lưng màu sắc, chiếc ghế nhựa trong màu vàng bắt mắt, hay chiếc đèn treo với khung viền hình học bằng gỗ.
Mặc dù nhấn mạnh vào màu sắc và kết cấu, nhưng nền màu trắng của căn phòng thực sự giúp không gian trở nên tuyệt vời hơn. Phông nền đơn giản cho phép mọi yếu tố sáng tạo đều có thể nổi bật riêng biệt thay vì hòa lẫn vào thành một thể đồng nhất.
Ngoài ra, một vài kỹ thuật bố cục khéo léo cũng giúp cho nội thất có cảm giác mở và thoáng. Phòng ngủ một bên và một phòng bếp tích hợp nằm ở mặt còn lại của một bên tường.
Những đồ nội thất thông minh tạo nên một ấn tượng lớn mà không cần lấp đầy không gian với đủ thứ đồ đạc. Mọi thứ trong việc sắp xếp phòng ăn tích hợp này đều sử dụng những hình dáng tạo cảm giác nhẹ nhàng và không trọng lượng, trong khi đó các nguyên liệu lại vẫn thể hiện được tính trực quan.
Những chiếc đèn treo này nằm trong bộ sưu tập Lampframe (tạm dịch Khung đèn) của nhà thiết kế Herr Mandel. Những bóng đèn Edison cung cấp ánh sáng khuếch tán mềm mại thích hợp cho một vật cố định không có bóng giống như chiếc khung đèn này.
Các giải pháp lưu trữ thông minh giúp cho phòng bếp trông sạch sẽ. Một quầy bar nhỏ chạy dọc theo chiều dài và một thanh chạy dọc theo bếp để giữ các lọ gia vị, thậm chí nó còn có thể là nơi để treo các phụ kiện làm bếp như dao, kéo, thìa, khăn lau tay….
Thiết kế bếp theo bố cục galley – hai bên lối đi sẽ là đảo bếp và bếp nấu, với thiết kế này bếp không có cửa sổ và thường bị nhược điểm là tối. Nhưng ở đây, các bề mặt bóng màu sáng giúp cho bếp không bị quá tối, và cũng dễ dàng phản quang lại khi có ánh đèn và ánh nắng chiếu vào.
Các thiết bị máy giặt thì được ẩn sau cánh cửa tủ, tận dụng nốt phần không gian còn lại của bếp.
Phòng bếp dẫn thẳng đến lối vào, nơi đặt một tủ quần áo chứa giày dép và áo khoác. Một bên của tủ quần áo có một chiếc giá nhỏ với những ngăn kéo để chứa đồ. Tủ quần áo này cũng được che lại bằng cánh cửa màu trắng một cách khéo léo để lối vào nhà trông gọn gàng.
Ở một bên khác của hành lang, một chiếc bàn nhỏ vừa đóng vai trò là bàn trang điểm và kệ để giày. Cách sắp xếp này giúp cho việc chăm chút lại bản thân dễ dàng hơn trước khi ra khỏi phòng.
Nguồn House
Theo Trí Thức Trẻ