Việt Nam gia tăng phát thải khí nhà kính

Thứ tư, 05/12/2018, 16:36 GMT+7

(Xây dựng) – Theo kết quả của các bảng kiểm kê quốc gia khí nhà kính (KNK) cho các năm cơ sở, Việt Nam ngày càng gia tăng phát thải KNK. Kết quả sơ bộ của năm 2014 cho thấy, lĩnh vực nhiệt điện vươn lên đứng đầu về phát thải KNK.


Lĩnh vực năng lượng đang phát thải KNK lớn nhất trong số 5 lĩnh vực, với tổng lượng phát thải KNK chiếm khoảng 170 triệu tấn.

Gia tăng phát thải khí nhà kính

TS Nguyễn Lanh - Viện Chiến lược chính sách tài nguyên môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra bảng kiểm kê quốc gia KNK qua các năm cơ sở 2010, 2013 và kết quả sở bộ của năm 2014 cho thấy, lượng phát thải KNK của Việt Nam gia tăng mỗi năm.

Nếu như năm 2010 tổng lượng phát thải KNK khoảng 250 triệu tấn, thì năm 2013 con số này là gần 260 triệu tấn và kết quả sơ bộ của năm 2014 khoảng 280 triệu tấn.

Theo đánh giá của TS Nguyễn Lanh, nếu tính theo dân số hiện nay, trung bình mỗi người dân phát thải khoảng 3 tấn CO2/người/năm. Trong khi đó, khoảng 5 - 7 năm trước, con số này là khoảng 2 tấn CO2/người/năm.

Kết quả sơ bộ năm cơ sở 2014 cũng cho thấy, tổng lượng phát thải KNK năm 2014 của Việt Nam khoảng 280 triệu tấn CO2td (bao gồm lĩnh vực thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp - LULUCF) và khoảng 320 triệu tấn CO2td (không bao gồm lĩnh vực LULUCF).

Lượng khí CO2 khoảng 186,4 triệu tấn, chiếm khoảng 58% tổng lượng phát thải KNK (không có lĩnh vực LULUCF). Khí CH4 khoảng 99 triệu tấn CO2td, chiếm khoảng 30% tổng lượng phát thải KNK. Khí N2O khoảng 34 triệu tấn CO2td, chiếm khoảng 11% tổng lượng phát thải KNK.

Đặc biệt, lĩnh vực năng lượng đang phát thải KNK lớn nhất với tổng lượng phát thải KNK chiếm khoảng 170 triệu tấn; đứng thứ hai là lĩnh vực nông nghiệp phát thải KNK khoảng 89 triệu tấn; đứng thứ ba là các quá trình công nghiệp phát thải KNK khoảng 38 triệu tấn; vị trí thứ tư là lĩnh vực chất thải, phát thải KNK khoảng 21 triệu tấn. Trong khi đó, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp là âm khoảng 37 triệu tấn, tức là giảm bớt phát thải KNK.

Riêng lĩnh vực năng lượng, TS Nguyễn Lanh phân ra 2 loại gồm, loại đốt nhiên liệu phát thải KNK khoảng 150 triệu tấn và phát tán (phi năng lượng) phát thải khoảng 20 triệu tấn.

Cụ thể, đốt nhiên liệu phát thải KNK khoảng 150 triệu tấn, trong đó sản xuất điện phát thải KNK khoảng 54 triệu tấn, công nghiệp sản xuất và xây dựng phát thải KNK khoảng 49 triệu tấn, giao thông vận tải phát thải KNK khoảng 30 triệu tấn, dân sinh, thương mại và nông nghiệp phát thải KNK khoảng 15 triệu tấn và phi năng lượng phát thải KNK khoảng 800 tấn.

TS Nguyễn Lanh cho biết: Theo báo cáo lần đầu, lĩnh vực nông nghiệp phát thải KNK lớn hơn lĩnh vực năng lượng. Tuy nhiên, theo kết quả sơ bộ của báo cáo năm 2014 thì lĩnh vực năng lượng đã phát thải KNK gần gấp đôi so với lĩnh vực nông nghiệp.

Và, phát thải KNK của lĩnh vực nông nghiệp hầu như không thay đổi trong khi phát thải KNK của các lĩnh vực khác có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng.

Cần có sự cam kết

Nghị định thư Kyoto phân chia các quốc gia trên thế giới thành 2 nhóm: Nhóm các nước công nghiệp hóa có nghĩa vụ cam kết giảm phát thải KNK theo số lượng tuyệt đối (so với mức của năm 1990) và nhóm các nước đang phát triển không có nghĩa vụ buộc phải cam kết giảm mức phát thải KNK theo số lượng tuyệt đối.

Tuy nhiên, mức phát thải KNK của các nước đang phát triển tăng rất nhanh, đã vượt qua mức tổng phát thải KNK của các nước phát triển. Do đó, cần có sự cam kết của các nước đang phát triển trong nỗ lực chung của thế giới về giảm thải KNK.

Đóng góp do quốc gia tự xác định (NDC) là dạng thức mới kêu gọi sự tham gia của các nước đang phát triển, trong đó dùng từ “đóng góp” thay cho từ “cam kết”. Các quốc gia soạn thảo báo cáo đầu tiên dưới tên gọi: “Đóng góp dự kiến do quốc gia tự xác định” (INDC) và nộp cho Ban tổ chức Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) trước Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP21) (khoảng tháng 10/2015) để làm cơ sở cho quá trình đàm phán tại COP21.

Các quốc gia được yêu cầu tự xem xét khả năng của mình để đề xuất mức đóng góp vào giảm phát thải KNK từ năm 2020 - 2030. Việt Nam đã xây dựng và nộp INDC vào tháng 9/2015, trong đó đề xuất mức dóng góp phát thải khí nhà kính năm 2030 là 8% so với kịch bản BAU bằng nỗ lực trong nước và 25% nếu có được đầy đủ các tài trợ từ quốc tế.

TS Nguyễn Lanh cho biết: INDC và NDC2 của Việt Nam được xây dựng theo nguyên tắc: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế theo các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được Đảng và Nhà nước phê duyệt; cố gắng đảm bảo ở mức tối đa các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đã phê duyệt trong từng ngành, lĩnh vực; các chuyên gia trong từng ngành/lĩnh vực sử dụng các phương pháp tính toán chuyên ngành (phân tích bằng các mô hình tính toán chuyên dụng) để đánh giá khả năng giảm phát thải KNK trong từng ngành, lĩnh vực khi áp dụng các giải pháp thay thế và kinh phí cần có; Ban soạn thảo tổng hợp các kết quả và xây dựng báo cáo đánh giá cuối cùng.

Theo quy định trong Thỏa thuận Paris, các quốc gia có trách nhiệm định kỳ rà soát và cập nhật NDC của mình theo hướng nâng cao thêm mức cam kết giảm phát thải KNK quốc gia để đạt mục tiêu giữ cho nhiệt độ trái đất không tăng quá 2 độ C vào năm 2100. Dự kiến, báo cáo chính thức về NDC2 của Việt Nam sẽ được hoàn thành vào đầu quý II năm 2019.

Thanh Nga


baoxaydung.com.vn
suncity oxbet bk8 s666 11bet zbet lode88 12bet nbet hb88 kubet77 fcb8 k8 mig8 top88 sbobet vnloto onebox63 vwin bet69 zowin win2888 sun hotlive bet168 ibet888 33win bong99 kubet w88 bong88 m88 vn88 xoso66 vobo88 binh88 jdb666 corona888 kimlong90 hb88g pua88 dd7 8xbet